Đường dẫn truy cập

Công ty nước ngoài và các cuộc tranh chấp cưỡng chế đất ở TQ


Một tòa nhà bị phá hủy để mở đường cho một trung tâm thương mại mới tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, 15/11/2015.
Một tòa nhà bị phá hủy để mở đường cho một trung tâm thương mại mới tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, 15/11/2015.

Vào cuối tháng 6 năm nay, trong bóng đêm, hơn 100 người với trang phục màu đen, một số vũ trang bằng gậy dài, bao vây một cơ xưởng của Beijing Universal International, do người Mỹ gốc Đài Loan làm chủ, tọa lạc tại Dougezhuang, vùng ngoại ô Bắc Kinh.

Những người chứng kiến nói toán người cúp điện và sau đó leo qua tường của công ty, bắt hai bảo vệ và hai nhân viên. Bốn người được lệnh rời khỏi xưởng để không phải chứng kiến những gì xảy ra, họ bị cấm không cho quay phim, chụp ảnh bằng điện thoại di động. Bốn người sau đó bị cầm giữ tại một tòa nhà của chính quyền địa phương.

Nói chuyện với VOA vài ngày sau vụ việc, một bảo vệ kéo quần lên cho thấy một vết xước dài đến đầu gối và giải thích là ông bị đẩy ngã xuống đất.

Hiện không rõ có bao nhiêu xe ủi đất tham gia công tác ủi sập cơ sở này.

Bà Josephine Lee, Tổng quản trị của Beijing Universal International cùng chồng là ông Mick Chiu đến Trung Quốc cách đây hơn hai thập niên với hy vọng là sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa sẽ mang lại nhiều cơ hội thương mại. Ông Chiu nói việc ủi sập cơ sở của họ là một đòn giáng, bất công và khắc nghiệt.

Ông Jiang Mingan, giáo sư luật tại trường đại học Bắc Kinh nói đây là một vấn đề lớn tại Trung Quốc. Nhà cầm quyền địa phương đã vượt quá các giới hạn pháp lý để cướp đất bằng cách thông đồng với các nhà khai thác địa ốc là một nguồn xáo trộn tại Trung Quốc.

Vào năm 2001, Trung Quốc ban hành một đạo luật bị nhiều người chỉ trích là bất công. Một số điều khoản trong luật này mở đường cho chính quyền địa phương phá hủy nhà cửa trong thành phố để tăng tốc những dự án đô thị hóa.

Sau một thập niên lấy đất gây nhiều tranh cãi của chính quyền địa phương, việc phá hủy không có lệnh của Tòa án được chính thức bãi bỏ vào năm 2011 sau khi Trung Quốc áp dụng một loạt qui luật mới nhằm đảm bảo các vụ phá hủy phải được thực hiện với sự đồng ý của chủ tài sản.

Tuy nhiên các chuyên gia pháp lý nói mặc dù luật mới được soạn thảo kỹ càng nhưng vấn đề nằm ở khâu thi hành. Và luật không thôi không đủ để ngăn chặn một số chính quyền địa phương lạm dụng quyền hành của họ.

Tại một cuộc họp các giới chức cao cấp chính phủ vào cuối tháng 8 năm nay để cải thiện tình hình, các giới chức kêu gọi gia tăng những nỗ lực để bảo vệ tài sản và xây dựng một hệ thống pháp lý công bằng. Cho đến nay, những hứa hẹn này đã không mang lại bao nhiêu thay đổi để cải thiện tình hình.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG