Đường dẫn truy cập

Chứng run tay


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Nguyễn sẽ giải đáp thắc mắc của ông Huỳnh Đức Tiến về chứng run tay.

Bác sĩ Nguyễn
Bác sĩ Nguyễn

Một thính giả ký tên là Huỳnh Đức Tiến có gửi email cho chúng tôi với thắc mắc về chứng run tay.

Chúng tôi đã chuyển email của ông cho bác sĩ Nguyễn, chuyên khoa gia đình, đang làm việc cho một bệnh viện ở tiểu bang Florida, và được bác sĩ giải thích như sau:

Triệu chứng run có rất nhiều nguyên nhân và có nhiều cách phân loại.

1. RUN KHI NGHỈ (resting tremor)

a. Bệnh Parkinson vô căn (Idiopathic Parkinson Disease) Thường gặp nhất trong loại run khi nghỉ.

-Bệnh xuất hiện ở tuổi trên 50,
-Phái nam bị nhiều hơn phái nữ,
-Tiền căn gia đình > 25%.
-Không đối xứng (hai bên run nhiều ít khác nhau)
-Tần số chậm 4-5 Hz
-Run khi nghỉ, giảm bớt khi làm
-Bị ở bàn tay, cẳng chân, hàm, lưỡi
-Kèm theo các triệu chưng thần kinh khác: cử động chậm chạp, gồng cứng, dáng đi bất thường, nét mặt Bênh bắt đầu tại một tay, sau đó có thể lan qua chân cùng bên hoặc lan qua phía đối diện. Run có thể lan lên mặt, môi, hàm nhưng khác với run vô căn hay run do tiểu não, bệnh nhân không bị run cả đầu.

Nếu run chỉ giới hạn ở bàn tay, động tác run rất đặc biết giống như “vê viên thuốc” (pill rolling), run chậm ở tần số 4-5 Hz. Khi bệnh nặng dần, bệnh nhân run liên tục hơn, biên độ lớn hơn và có thể lan lên cánh tay, nhưng tần số run không thay đổi

b. Bệnh Parkinson chủ yếu run (Tremor Dominant Parkinsson disease)

c. Run do nhân đỏ (Rubric Tremor)

2. RUN KHI HÀNH ĐỘNG, RUN TƯ THẾ (postural & action tremor)

a. Run sinh lý (Physiologic tremor)

-Người bình thường cũng bị run tay khi lo lắng, mệt mỏi, làm việc tay chân quá độ.
-Do một vài rối lọan biến dưỡng như tăng hoạt tuyến giảp, thời gian cai rượu.
-Một vài loại thuốc như caffeine, thuốc chẹn men Phosphodiesterase, thuốc cường beta giao cảm, Kích tố vỏ thượng thận.

b. Run vô căn, hay run gia đình lành tính (Essential or benign familial tremor):

-Run đều với biên độ rất nhỏ của tay, đầu và tiếng nói
-Bệnh này di truyền theo thể chủ. Có thể chỉ run có một bên.
-Bệnh nhân bị run khi dùng tay để làm việc như viết, với hay cầm một vật gì và run nhiều hơn nếu bệnh nhân bị sợ hãi hay lo lắng.
-Run sẽ chấm dứt khi tay ở tư thể nghỉ.

c. Run chủ yếu khi viết.

d. Run ở tư thế đứng

e. Run do tiểu não

3. RUN DO VIÊM THẦN KINH (Neurogenic tremor)

4. RUN DO CHỦ Ý (Intentional tremor): do rối lọan chức năng tiểu não gây ra bơi các bệnh đa sơ (Multiple sclerosis), Tai biến mạch máu não, bệnh Wilson, ngộ độc thủy ngân. Đặc điểm của hội chứng này là tay run nhiều hơn khi đến gần vât muốn với tới.

5. RUN DO TÂM THẦN (Psychogenic tremor): vừa run khi nghỉ lẫn khi hoạt động, biên độ thay đổi, không đáp ứng với thuốc

Trường hợp của ông, Run tay trong lúc không nghỉ ngơi và tuổi ông dưới 50 nên không phù hợp với chẩn đoán bệnh Parkinson. Các bệnh cần nghĩ tới là bệnh Run vô căn, run do chủ ý và run do tâm thần.

Các thuốc cho bệnh run vô căn:

-Nhóm Beta blockers (thuốc chẹn cường giao cảm bê ta):

PROPANOLOL, 60MG -320MG /NGÀY

ATENOLOL, METOPROLOL, SOTALOL, NADOLOL…

-Nhóm thuốc chống động kinh:

PRIMIDONE: khỏi đầu bằng liều nhỏ 7.5mg/ngày rồi tăng dần đến khi hữu hiệu, liều tối đa 750mg/ngày. Có thể dùng chung với Propanolol. Phản ứng phụ: buồn nôn, ói, buồn ngủ, lừ đừ, mệt mỏi, chóng mặt, lú lẫn…

GABAPENTIN, 1200MG/ngày. Ít phản ứng phụ hơn: buồn ngủ, chóng mặt
TOPIRAMATE,400MG/ngày. Phản ứng phụ: buồn nôn, rê tay chân, giảm tập trung suy nghĩ.

-Rượu cũng làm giảm run trong bệnh run vô căn.

-Nếu dung thuốc không hết thì có thể dùng giải phẫu:
Cắt nhân tha lam (Thalamotomy), theo một nghiên cứu, hữu hiệu khoảng 75%. 16% bị biến chứng liệt nửa người, rối loạn khả năng nói
Đặt máy kích thích vào nhân bụng trung gian thalam (Thalamic Ventral Intermediate): trong một nghiên cứu: 38% có kết quả tốt, 26% không thay đổi, 3% nặng hơn

Trên đây là một số hướng dẫn về hội chứng run để gíup ông tìm hiểu thêm về trường hợp của ông. Tuy nhiên, phải trưc tiếp khám lâm sàng để chẩn đóan dương tính và vì các thuốc điều trị đều có nhiều phản ứng phụ, vì vậy theo thiển ý, ông nên đi khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đóan và điều trị tốt hơn.


Cảm ơn bác sĩ Nguyễn.

Mời quý vị đón nghe ý kiến thứ hai của bác sĩ Hồ văn Hiền trong chương trình phát thanh kỳ tới.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý vị về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.

Đường dẫn liên quan

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG