Đường dẫn truy cập

Bài 6: Burning Bridges Is a Bold Move in War and in Life


Ngôn ngữ nào cũng có những từ thông thường được sử dụng bẳng những cách không thông thường. Hôm nay chúng ta tập trung vào từ “bridge” – B-R-I-D-G-E, có nghĩa là cây cầu.

Cầu là một cấu trúc giúp cho sự đi lại, để vượt qua một thứ gì đó – như con sông, đường rầy xe lửa, xa lộ hay một khe hở lớn trên mặt đất. Từ “bridge” cũng có thể mang nghĩa bóng là thứ để nối những vật không cụ thể, sờ mó được, như văn hóa hay hoạt động. Chẳng hạn như, ta có thể nói âm nhạc và nghệ thuật là cầu nối các nền văn hóa. Và ngôn ngữ là một cầu nối giữa hai người.

please wait

No media source currently available

0:00 0:09:10 0:00
Tải xuống

Nhưng ta hãy trở lại những cây cầu mà ta có thể dùng để vượt qua, hay sử dụng một phương tiện lớn như xe tăng để vượt qua.

Những cây cầu thường đóng một vai trò quan trọng trong thời chiến. Một đội quân tấn công ngang qua một con sông có thể quyết định đốt cây cầu sau khi đã vượt qua. Đốt cầu như thế, đội quân ngăn bên địch sử dụng cây cầu. Tuy nhiên, đội quân này cũng phá bỏ cơ may quay trở lại qua sông. Đốt một cây cầu mở ngỏ cửa cho việc đội quân bị tấn công.

The expression “burning your bridges” means to act in a way that destroys any chance of returning to the way things were. When you burn your bridges, there is no going back.

Thành ngữ “burning your bridges”; burning – B-U-R-N-I-N-G là hiện tại phân từ của động từ burn, có nghĩa là đốt cháy. Burning your bridges, đốt cháy các cây cầu của bạn, tiếng Việt lại thường nói là “chặt cầu” có nghĩa là hành động theo một cách không thể quay trở lại tình trạng cũ được nữa. Khi “chặt cầu” có nghĩa là không thể quay về.

Let’s put this expression in the workplace. You decide to take a new job. Now, you must tell your boss you are leaving your current job. During that conversation you tell him how much you hated your job, how much you hated working for him and how glad you are to finally leave.

Ta hãy đưa thành ngữ vào một tình huống nơi làm việc. Bạn quyết định nhận một việc làm mới. Nay, bạn phải báo cho xếp biết bạn sẽ thôi công việc đang làm. Trong khi nói chuyện với xếp, bạn nói với ông ta bạn ghét công việc của mình đến mức nào, ghét phải làm việc cho ông ta đến cỡ nào và vui mừng xiết bao khi thôi việc.

You have just burned your bridge. You have destroyed your relationship with that boss. If things do not work out with your new job, there is no way on earth your old boss will take you back. Ever. And you can also forget about any good recommendation.
Thế là bạn vừa chặt cầu. Bạn đã phá tan quan hệ với ông xếp đó. Nếu công việc mới không trôi chảy, thì không có cách nào trên đời người xếp cũ nhận bạn trở lại. Không bao giờ. Và bạn đừng hòng có được một lời giới thiệu tốt để đi xin việc mới.

Burning your professional bridges can be foolish or it can be a bold career move. It is even bolder if you do it in a public manner.

Chặt những cây cầu ở nơi làm việc có thể là rất ngu dại hoặc cũng có thể là một quyết định táo bạo trong nghề nghiệp. Việc làm còn táo bạo hơn nếu được tiến hành một cách công khai. Như trong trường hợp sau:

For example, in 2014 a woman named Charlo Greene was a reporter on a news television show in Anchorage, Alaska. One night she reported on a business called the Alaska Cannabis Club. “Cannabis” is another word for marijuana. Marijuana is currently illegal in most U.S. states.

Năm 2014, một phụ nữ tên là Charlo Greene làm phóng viên cho một chương trình truyền hình ở thủ phủ Anchorage của bang Alaska. Một đêm, cô tường thuật về một cơ sở kinh doanh tên là Alaska Cannabis Club. ‘Cannabis’ là một từ khác để chỉ ‘marijuana’ tức cần sa, một thứ ma túy. Cần sa hiện vẫn bị coi là bất hợp pháp ở đa số bang của Mỹ.

At the end of her report, Greene announced that she owned the Alaska Cannabis Club. She told the audience that she wanted to spend her time fighting for “freedom and fairness, which begins with legalizing marijuana here in Alaska.”

Vào cuối bản tường trình, cô Greene loan báo là bà là người sở hữu của cơ sở Alaska Cannabis Club. Cô nói với khán giả rằng cô muốn dành thời giờ để tranh đấu cho “tự do và công bằng, khởi đầu bằng việc hợp thức hóa cần sa ở bang Alaska.

Then she cursed, said she quit her job as a reporter and walked off camera.

Kế đó, cô chửi thề, nói là sẽ bỏ công việc làm phóng viên và rời khỏi máy thu hình.

Charlo Greene completely burned her bridges with that news station and probably every news station. No traditional media organization would ever take her back or give her a good job recommendation.

Charlo Greene đã hoàn toàn chặt cầu với đài truyền hình tin tức đó, và có lẽ mọi đài truyền hình tin tức khác. Không có cơ quan truyền thông nào lại nhận cô trở lại, hay cho cô một lời giới thiệu tốt để tìm một việc mới.

But Greene is okay with that.
She said later in an interview that if she quit by politely giving two weeks’ notice, nobody would know about the issue she really cares about.

Nhưng cô Greene chấp nhận việc ấy. Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, cô nói nếu cô bỏ việc qua phép giao tế thông thường là thông báo trước hai tuần, thì không ai biết được về vấn đề mà cô thực sự quan tâm.
This brings us to another common expression using bridge: “I will cross that bridge when I come to it.” This expression means to not worry about a future problem, but rather deal with it when it happens.

Sự kiện này dẫn chúng ta đến một thành ngữ thông thường khác cũng dùng từ bridge. “I will cross that bridge when I come to it.” Trong thành ngữ này có động từ “cross” – C-R-O-S-S, có nghĩa là vượt qua, băng qua, và come – C-O-M-E là đến nơi. I will cross that bridge when I come to it” có nghĩa là không lo nghĩ về một vấn đề trong tương lai, mà chỉ đối phó khi vấn đề thực sự xảy ra.

When it came to dealing with the problem of quitting her job, Charlo Greene certainly crossed that bridge when she came to it.
And then she burnt it to the ground.

Khi bàn về chuyện đối phó với vấn đề bỏ việc, cô Charlo Greene chắc hẳn đã vượt qua cầu, rồi chặt đứt cầu.

In fact, people now mix these two expressions in a joking way. They say, “I’ll burn that bridge when I come to it.”
And that’s Words and Their Stories.
I’m Anna Matteo.

Trên thực tế, mọi người nay thường giỡn cợt lẫn lộn hai thành ngữ với nhau. Họ nói là “I’ll burn that bridge when I come to it.” Tôi sẽ chặt cầu khi gặp nó.”

“Everyone I left behind each time I closed the door; Burning bridges lost forever more...”

Đến đây kết thúc bài học “Words and Their Stories.” Xin hẹn quý vị trong bài học kỳ tới.

XS
SM
MD
LG