Đường dẫn truy cập

Một nghìn năm Thăng Long - điểm lại những cái 'buồn'


Bài dự thi Cuộc thi viết của VOA về Ngàn năm Thăng Long.

Một nghìn năm Thăng Long có ý nghĩa với tôi chỉ như là “cột mốc” để điểm lại những cái “buồn” của dân tộc Việt Nam.

Điều thất vọng đầu tiên ngự trị trong tâm tưởng là nỗi lo mất nước khi thấy đất nước mình từ vùng biển thì bị tranh chấp, ngư dân bị ức hiếp cho đến đất đai, tài nguyên, rừng đầu nguồn cũng đang dần dần bị tàn phá, khai thác từ phía Trung Quốc; rồi việc xây đập ở Trung Quốc lừng lửng một khối tai họa đã và đang giáng xuống dòng Mê Kông đỏ nặng phù sa, là kế sinh nhai cho hàng nghìn vạn đồng bào miền Tây Nam bộ sẽ dần dần cạn kiệt.

Kế tiếp là Hà Nội - xứ sở nghìn năm văn hiến rồi mà không thấy bóng dáng “văn minh” đâu cả, đường phố Hà Nội vẫn chật hẹp, nhếch nhác, cả thủ đô quy hoạch lộn xộn; việc duy tu bảo vệ các địa danh cổ xưa nhằm tôn vinh “văn hiến” thì không hoặc ít được quan tâm nên chỉ thấy dơ bẩn và xuống cấp. Phong cách thanh lịch như “lời khen” cho dân Hà Nội “xưa”, “nay” chẳng thấy đâu cả ngoài thái độ lạnh lùng, đôi khi thô lỗ đối với du khách.

Tiếp theo là lễ hội rầm rộ chốc rồi tan chốc chẳng gây ấn tượng gì ngoài sự đau đáu tiếc nuối vì cả “núi tiền” phục vụ cho nó, cho bộ phim lịch sử ngoại lai nhưng không giống ai đành vào sọt rác… Phải chi tiền đó để xây thêm bệnh viện, mua thêm trang thiết bị cho trường học, xây cầu qua sông cho dân tiện đi lại, dành cho việc hỗ trợ đồng bào lũ lụt thiên tai thì hay biết mấy.

Một nghìn năm Thăng Long chỉ là “cột mốc” cho những “nỗi đau” quay quắt với câu hỏi lớn vì sao mà dân tộc Việt Nam luôn nghèo từ vật chất đến tinh thần…??? vì sao người dân lên tiếng chống đối sự sai trái thì luôn bị đàn áp, cấm cản thậm chí tù đày? Vì nếu là vàng thật thì không sợ lửa. Vậy thì Đảng lãnh đạo Việt Nam có là “vàng” không mà sao sợ “lửa” quá vậy??

VOA Express

XS
SM
MD
LG