Đường dẫn truy cập

Kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu trong những năm cầm quyền sắp tới của tổng thống Bush ? - 2004-11-15


Trong khuôn khổ các bài viết về các chính sách của chính quyền tổng thống Bush trong nhiệm kỳ mới, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Nguyễn Tiến Hưng, giáo sư giảng dạy môn kinh tế tại đại học Howard ở thủ đô Washington để tìm hiểu về đường lối kinh tế của chính phủ của đảng Cộng Hòa, chính sách đã bị đảng Dân Chủ chỉ trích gay gắt trong cuộc tranh cử vừa rồi. Trong bài nói chuyện sau đây , giáo sư Nguyễn Tiến Hưng sẽ để cập đến sự khác biệt trong đường lối kinh tế giữa chính phủ của đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ, và chiều hướng kinh tế Hoa Kỳ sẽ đi về đâu trong 4 năm sắp tới. Mời quí vị theo dõi câu chuyện sau đây với Lan Phương và giáo sư Nguyễn Tiến Hưng:

Như chúng ta đã thấy trong cuộc tranh cử ráo riết vừa qua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ, chính sách kinh tế của tổng thống đương nhiệm George W. Bush đã bị đảng Dân Chủ chỉ trích kịch liệt. Một trong những điểm bị ứng viên đảng Dân Chủ , nghị sỹ Kerry, đả kích là: trong lúc ngân sách quốc gia thâm thủng thì chính phủ Cộng Hòa vẫn cứ cho cắt giảm thuế. Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng cho biết một số chi tiết về mức thâm thủng ngân sách hiện nay sau 4 năm cầm quyền của tổng thống Bush :

Mức thâm thủng hiện nay đã rất lớn rồi, tài khóa năm 2004 đã lên đến 413 tỉ. Như vậy là trong 2 năm liền, mức thâm thủng ngân sách đã lên cao nhất trong lịch sử kinh tế Hoa Kỳ. Và tôi thấy rằng theo chiều hương này, tài khóa năm 2005 sẽ lên tới 500 tỉ. Như vậy là trong 10 năm tới mức thâm thủng sẽ lên đến 5 ngàn tỉ. Và ngay bây giờ, ở mức này đổ đồng ø mỗi người phải chịu 1800 đô cho thâm thủng ngân sách, thành thử nó trở thành vấn đề rất lớn. Nếu mức thâm thủng này không được khống chế thì nó sẽ tác hại cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, vì thứ nhất, nếu tiếp tục thâm thủng, chính phủ lại phải tiếp tục đi vay, vay để bù đắp vào lỗ hổng, và gây ra nhiều vấn đề: thứ nhất là phải tăng mức nợ của quốc gia lên, chúng ta biết rằng hiện thời mức nợ của quốc gia là 7400 tỉ rồi.

Giáo sư Hưng nêu lên một vấn đề khác do mức thâm thủng ngân sách gây ra:

Vấn đề thứ hai là: nếu thâm thủng ngân sách mà vay nhiều như vậy thì torng kinh tế học lại nói đến vần đề gọi là crowding out effect, tức là chật chội quá. Bây giờ chính phủ cứ bán công khố phiếu tức là bonds với securities thì sẽ nâng lãi suất lên, vì giá của công khố phiếu và lãi suất là 2 thứ đi ngược chiều nhau, bán càng nhiều công khố phiếu, lãi suất càng lên cao. Lãi suất càng lên cao thì các công ty đầu tư, các doanh nghiệp lại có vấn đề. Như vậy là ông làm chật chội quá, tức là tất cả chỉ bán được 1 số bonds (trái phiếu) thôi, mà bây giờ ông chính phủ bán nhiều quá thì tư nhân, doanh nhân lại không bán được, không có phương tiện tài trợ cho những hoạt động kinh tế, thành thử lại gây ra vấn đề cho việc sản xuất.

Quay sang mối quan ngại về vấn đề công ăn việc làm của người dân Mỹ bị chuyển sang các quốc gia khác giáo sư Hưng cho biết:

Về điểm này thì nghị sỹ Kerry chỉ trích tổng thống Bush rất nặng nề vì từ ngày tổng thống Bush nhậm chức thì đã mất đến gần 900 ngàn công ăn việc làm rồi, đặc biệt là trong lãnh vực software (computer phần mềm) và dịch vụ về kế toán. Về chuyện này thì tổng thống Bush rất yên lặng trong kỳ tranh cử vừa qua, có vẻ tránh né vì theo đảng Cộng Hòa thì lúc nào cũng phải free trade, buôn bán quốc tế tự do. Nếu chúng ta nói đến buốn bán quốc tế tự do thì chúng ta phải để cho hàng hóa lưu thông tự do, tư bản lưu thông tự do, và nhân lực(labor) cũng phải lưu thông tự do . Hiệu quả kinh tế như thế nào ? Chúng ta thấy rằng đứng về lý thuyết thì tự do thương mại là đúng.

Sau đây là dự đoán của giáo sư Hưng về cách chính phủ Bush giải quyết vấn đề công ăn việc làm bị đưa ra nước ngoài:

Vì nếu mà cho các công ty Mỹ thuê mướn người ngoại quốc, đặc biệt là tại Ấn Độ và Bangladesh, chúng ta thấy rằng mấy công ty bên Ấn độ tổ chức ăn mừng lớn lắm vì Bush thắng cử sẽ tiếp tục off shore outsourcing đó, tức là vẫn cho phép các công ty Mỹ thuê mướn người ở ngoại quốc, như vậy đứng về phương diện lý thuyết, nó giúp cho sự sản xuất của các công ty về computer, về software rẻ hơn, có lợi cho người tiêu thụ, nhưng mà phần nào nó cũng mất đi công ăn việc làm. Nhưng bên Bush thì cãi rằng chính vì vậy mà những người thợ Mỹ phải cố gắng hơn nữa, để năng suất cao hơn nữa, tôi thấy rằng cả hai bên đều có lý. Đứng về phương diện lý thuyết thì thuê mướn người ngoại quốc cũng có phần đúng. Nhưng mà đứng về phương diện thực tế thì ngay trước mắt chúng ta mất bao nhiêu jobs rồi, tức là khó khăn, vì thế tôi cho rằng tổng thống Bush sẽ phải compromise, tức là giới hạn phần nào cái chuyện đem công ăn việc làm ra ngoại quốc.

Khi được hỏi là chính sách kinh tế cuã tổng thống Bush sẽ có lợi gì cho Việt Nam, giáo sư Hưng cho rằng chắc chắn là công cuộc giao thương giữa hai nước sẽ tăng lên nhiều, và các công ty Mỹ có thể sẽ đem một số công ăn việc làm sang Việt nam vì người công nhân Việt Nam không kém gì công nhân Ấn độ hay Bangladesh.

Trước câu hỏi “Kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu trong năm cầm quyền sắp tới của tổng thống Bush ?”, giáo sư Hưng cho là hiện nay tổng thống Bush đang ở thế rất mạnh, đảng Cộng Hòa chiếm được đa số cả ở thượng viện lẫn hạ viện, ông sẽ có cơ hội để thực hiện những chương trình mà đảng Cộng Hòa từ mấy chục năm nay vẫn muốn đem áp dụng nhưng trước đây đã không có đủ hậu thuẫn.

Tôi thấy rằng kỳ này đảng Cộng Hòa sẽ áp đặt rất nhiều triết lý về kinh tế, về tự do buôn bán về năng động, incentive của tư nhân, đẩy mạnh chương trình privatization tức là tư nhân hóa tất cả từ social security (an sinh xã hội) cho tới health care (chăm sóc y tế) và sẽ cắt giảm thuế để cho số cung lên, tôi nghĩ là trong 4 năm tới này đảng Cộng Hòa sẽ ứng dụng để mà thí nghiệm xem lý thuyết của mình có đúng hay không.

Cũng theo giáo sư Hưng, chương trình kinh tế của tổng thống Bush có thành công hay không lại còn phải tùy thuộc vào 2 yếu tố không có tính cách kinh tế: đó là cuộc chiến Iraq và cuộc chiến chống khủng bố.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG