Đường dẫn truy cập

Phỏng vấn bà Jennifer Pagonis thuộc Cao Tỵ Nạn LHQ tại Geneve về vấn đề người Thượng tị nạn. - 2004-11-05


Một số đông người Thượng chạy sang Campuchia tỵ nạn vì hiểu làm là LHQ có thể giúp họ đòi lại đất đai bị tịch thu. Điều này đã được khám phá trong khi Cơ Quan Tỵ Nạn xúc tiến thủ tục phỏng vấn để xác định xem những người này có được chấp nhận qui chế tỵ nạn hay không. Lan Phương đã tiếp xúc với bà Jennifer Pagonis thuộc phủ Cao Ủy Tỵ Nạn tại Geneve để tìm hiểu vấn đề. Mời quí vị theo dõi các chi tiết sau đây :

Một số người Thượng từ cao nguyên trung Phần Việt Nam vượt biên giới chạy sang các tỉnh biên giới Ratanikiri và Mondulkiri của Campuchia đã được LHQ giúp đưa về Phnom Penh và hiện đang được Cơ Quan tỵ nạn LHQ bảo vệ và xúc tiến việc phỏng vấn để xem họ có hội đủ tư cách tỵ nạn để đi định cư tại một quốc gia thứ ba hay không.

Chính phủ Campuchia đòi rằng những người Thượng này phải được sớm đưa đi định cư tại một quốc gia thứ ba vì họ không chấp nhận cho những người này ở lại xứ sở họ.

Tuy nhiên trong các cuộc phỏng vấn để xác định xem họ có hội đủ điều kiện để được định cư tại một quốc gia thứ ba hay không thì Cơ Quan Tỵ nạn LHQ mới biết được rằng một số đã có ấn tượng sai lầm. Sau đây là lời bà Jennifer Pagonis, thuộc phủ Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ tại Geneve cho biết như sau:

Họ rời Việt Nam vì mang ấn tượng sai lầm rằng LHQ có thể giúp họ lấy lại đất đai đã bị tịch thu . Đây là điều chúng tôi, Cơ Quan Tỵ Nạn LHQ, chỉ có thể giúp cho người tỵ nạn chứ không thể giúp họ trong vấn đề lấy lại đất đai được.

Khi biết rõ rằng Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ không thể giúp họ trong vụ tranh chấp đất đai, một số người đang được xét đơn xin tỵ nạn nói rằng họ muốn trở về Việt Nam. Một số rất đông đảõ được chấp nhận qui chế tỵ nạn cũng từ chối không tái định cư.

Trong số 148 trường hợp được chấp nhận cho sang Hoa Kỳ tái định cư chỉ có 38 trường hợp nói rằng họ muốn đi trong khi 110 trường hợp còn lại cho biết là họ không muốn sang Hoa Kỳ tái định cư.

Nhân viên của LHQ lo ngại là một số đông người từ chối không sang Hoa Kỳ định cư có thể là vì áp lực từ những ngừời khác, vì một lý do nào đó không rõ, đã có quyết định ngược lại với quyền lợi của chính họ. Sau khi được tư vấn, một số người Thượng tỵ nạn nói rằng họ bị áp lực. Nhưng những ngườiø khác nói rằng quyết định của họ khước từ tái định cư là sự chọn lựa hoàn toàn tự do.

Nhiều người bày tỏ mối lo lắng cho gia đình còn kẹt lại Việt Nam và lo lắng về những khó khăn mà họ có thể phải đương đầu nếu đi định cư ở một quốc gia mới. Họ liên tiếp yêu cầu giúp giải quyết vấn đề đất đai của họ bị tịch thu, theo lời họ , là chuyện đã xảy ra vài năm trước đây. Nhiều người xin tỵ nạn đã rời khỏi cơ sở của Cơ Quan tỵ Nạn LHQ ở thủ đô Phnom Penh và tìm cách trở lại Việt Nam.

Sự kiện này đặt Cơ Quan Tỵ Nạn LHQ vào một tình huống khó xử, vì nhiệm quyền của Cơ quan chỉ là bảo vệ người tỵ nạn chứ không giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai, trong lúc chính phủ Campuchia muốn LHQ phải mau chóng đưa những người tỵ nạn này sang tái định cư tại một quốc gia khác.

Hiện thời Phủ Cao Ủy tỵ nạn LHQ đang trong giai đoạn thương thuyết với chính phủ Việt Nam để tìm ra một giải pháp hồi hương thỏa đáng cho những ai xin tỵ nạn nay lại muốn trở về.

Sau đây vẫn là lời bà Pagonis thuộc phủ Cao Ủy tỵ nạn LHQ tại Geneve:

Cchúng tôi sẽ phải chắc chắn rằng nếu trở về, họ sẽ được trở về trong an toàn và phẩm giá được tôn trọng theo đúng với những tiêu chuẩn của LHQ. Không ai trở về mà phải bị đặt vào tình trạng đối đầu với những hiểm nguy.

Tuy nhiên phủ Cao Ủy tỵ Nạn LHQ vẫn lo ngại cho những ngừơi Thượng chỉ vì ảo tưởng là LHQ sẽ giúp họ giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tự đặt họ vào những nguy cơ không cần thiết và những hiểm nguy khi vượt biên giới vào Campuchia.

Một nhóm người Thượng mới đến Banlung trong tỉnh Ratanakiri sẽ được Cơ Quan Tỵ Nạn LHQ tư vấn và giải thích rõ cho họ biết là phủ Cao Ủy Tỵ nạn không thể giúp họ trong vấn đề trranh chấp đất đai trước khi dăng ký họ như những người xin tỵ nạn chính trị.

Hiện có 553 người Thượng được sự bảo vệ của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Tính cho đến năm 2004, 74 người đã được tái định cư, trong số này 67 người sang Hoa Kỳ và 7 người sang Thụy Điển.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG