Đường dẫn truy cập

Việc Trung Quốc xây đập đe dọa đến kế sinh nhai của hằng triệu nông dân và ngư phủ trong vùng Đông Nam Á. - 2004-06-30


Một nhà nghiên cứu người Australia cho biết hôm thứ ba rằng việc Trung Quốc xây đập để đẩy mạnh nền kinh tế của họ trong vòng một thập niên tới đây có cơ đe dọa đến kế sinh nhai của hằng triệu nông dân và ngư phủ trong vùng Đông Nam Á.

Ông Milton Osborne, một nhà nghiên cứu biệt thỉnh tại viện Đại học Quốc gia Australia ở Canberra nói rằng đã có những bằng chứng cho thấy việc hoàn tất hai đập nước trên thủy lộ dài 4800 kilomét của Trung Quốc, cùng với các công trình nhằm giúp tàu bè đi lại dễ dàng hơn, đã làm thay đổi dòng nước con sông Mêkông tác hại đền môi trường. Được biết trong mùa khô mới đây, nước sông Mêkông đã xuống thấp đến mức kỷ lục.

Nước sông xuống thấp thình lình như vậy đã khiến cho tàu bè bị mắc cạn. Ông Osborne nói với Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore rằng tại Campuchia, số cá bắt được đã giảm gần 50% sau khi bị sụt 15% trong năm trước đó.

Ông Osborne cho rằng những vấn đề như vậy khiến người ta phải quan ngại. 70% cư dân trong số 70 triệu người trong lưu vực sông Mêkông, một vùng có diện tích bằng hai nước Pháp và Đức gộp chung lại, sinh sống bằng nghề đánh cá trên con sông này và bằng cách dùng nước sông để tười hoa màu của họ.

Ông Osborne nói rằng mặc dầu các chuyên gia chưa thể đưa ra một nhận định dứt khoát cho thập niên tới, song những lời cảnh báo của họ cho thấy con song Mêkông đang rơi vào tình trạng mong manh, nguy khốn. Ông cho rằng việc Trung Quốc xây thêm đập nước cũng như dòng nước hạ lưu sông Mêkông chảy thông xuống tận nước Lào là lý do khiến người ta lo ngại về tương lai con sông này.

Trung Quốc đã bắt đầu xây thêm một đập nước thứ ba tại Tiểu Loan trong tỉnh Vân Nam thuộc miền Tây Nam Trung Quốc. Ông Osborne đã dùng từ “quái vật” để mô tả đập nước cao 300 mét và một hồ chứa nước dài 169 kilomét.

Chỉ có đập nước Tam Hiệp trên sông Dương Tử là lớn hơn đập này. Trung Quốc cho rằng trong khi các đập này đem lại thêm thủy điện lực chúng cũng có lợi cho các quốc gia thuộc hạ lưu sông Mêkông như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam, bởi vì nhờ các đập này, nước sông chảy bớt xiết hơn.

Nhưng ông Osborne không đồng ý với nhận định này vì theo ông, việc Trung Quốc xây đập và giúp tàu bè đi về phía Nam một cách dễ dàng hơn đã làm cho mực nước sông Mêkông thay đổi rất nhiều.

Ông cho biết các đập này khiến một vài loại cá không quay lại ngược dòng sông để sinh sản. Hơn nữa các đập này cản trở dòng chảy 35% đất phù sa, mà trước đây từng cung cấp đất canh tác màu mỡ cho hằng triệu nông dân trong vùng hạ lưu sông Mêkông.

Được biết cho tới này, Trung Quốc vẫn khước từ không gia nhập Ủy ban sông Mêkông, là ủy ban đặc trách việc duy trì trạng thái lành mạnh của con sông này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG