Đường dẫn truy cập

Phỏng vấn bác sĩ Nha khoa Stephanie Reeder, người vừa tham gia một chuyến công tác thiện nguyện tại Việt Nam. - 2004-04-16


Trong câu chuyện Phụ Nữ kỳ này, Minh Phượng thuật lại nội dung cuộc phỏng vấn nữ bác sĩ nha khoa Stephanie Reeder, hiện đang hành nghề tại tiểu bang Tennessee, người vừa tham gia một chuyến đi công tác thiện nguyện giúp các bệnh nhân tại Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 3.

Bác sĩ Stephanie Reeder tốt nghiệp nha khoa tại trường đại học tiểu bang Florida vào tháng 5 năm 2003 và hiện đang có phòng mạch nha khoa tại tiểu bang Tennesee.

Bác sĩ biết về công tác thiện nguyện mà bác sĩ vừa tham gia tại Việt Nam ra sao?

Tôi đã có cơ hội tham gia rất nhiều dự án bác sĩng tác thiện nguyện và phục vụ cộng đồng trong thời gian còn theo học ở trường, và tôi đã có dịp phối hợp tổ chức một số chuyến đi công tác cùng với các sinh viên nha khoa và tôi đã đi dự một chuyến đi đến cộng hoà Dominican. Tôi cảm thấy rằng Chúa đã ban nhiều phước lành cho tôi, chẳng hạn như cho tôi có được cái kỹ năng nghề nghiệp hiện nay, và tôi nghĩ rằng cách hay nhất để đền ơn Chúa là đi đến những nơi mà người ta không có các cơ hội được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay những thứ tương tự. Do đó khi tôi rời Florida qua tiểu bang Tennessee để làm việc, thì lúc đầu tôi tưởng sẽ rất khó tham gia vào các tổ chức thiện chí. Vì thế tôi truy cập trang web của Hội Y và Nha Khoa Công Giáo để xem họ có những chuyến đi nào vào năm tới. Được biết họ đang cần thêm nha sĩ cho chuyến đi công tác tại Việt Nam, tôi đã liên hệ với chủ tịch hội, và đây là cơ hội để tôi tham gia. Họ đã tổ chức các chuyến đi như vậy gần như mỗi năm từ hồi 1996.

Bác sĩ có biết nhiều về Việt Nam trước khi tham gia chuyến đi này hay không ạ?

Thực ra thì không. Tôi gần như không biết gì về Việt Nam, ngoài những gì nghe được qua các người thân trong gia đình đã tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy khi có dịp sắp thực hiện chuyến đi, tôi bắt đầu đọc nhiều về Việt Nam, qua sách vở, trên Internet, và tìm hiểu về văn hoá Việt Nam và tôi nói chuyện nhiều với một cô bạn người Việt ở trường nha ở Florida tên là Tina. Tina đã gửi cho tôi một số tài liệu học tiếng Việt rất tốt để tôi tập nói trước khi đến Việt Nam. Gia đình tôi hơi thắc mắc về việc tôi đi vì Việt Nam làm họ liên tưởng đến chiến tranh, nhưng khi tôi đến đó thì mới thấy chiến tranh là điều dân chúng ở đó gạt hẳn ra khỏi ý nghĩ.

Tại sao bác sĩ lại muốn giúp đỡ Việt Nam?

Nói cho đúng thì tôi không có ý giúp đỡ riêng Việt Nam khi tham gia chuyến đi, nhưng sau khi trở về thì người dân Việt Nam hầu như tác động đến tôi, tôi có thể nói là họ ít nhiều làm thay đổi cuộc đời tôi. Chỉ riêng chuyện họ háo hức bắt lấy cơ hội nói tiếng Anh với một người tây phương, và việc họ vui mừng đón nhận các thiết bị y khoa... Họ làm thân với tôi rất dễ dàng, và có truyền thống thật là hào phóng. Chẳng hạn như trong thời gian ở đó, sau khi tôi công tác ở bệnh xá, họ đưa tôi đi mua sắm, mua cho tôi một cái áo dài Việt Nam, khiến tôi rất cảm động.

Vậy là gần như bác sĩ đã trả lời câu tôi định hỏi là cảm tưởng của bác sĩ về lần đầu tiên đến Việt Nam ra sao rồi. Bác sĩ có muốn nói thêm điều gì nữa không ạ?

Tôi nghĩ rằng cảm nghĩ đầu tiên liên quan đến đất nước và văn hoá hơn là đến con người Việt Nam. Người dân Việt Nam nôn nóng làm tất cả những gì để lúc nào cũng hoạt động. Lúc nào cũng có những sinh hoạt này khác, và họ được thúc đẩy để làm việc, tập thể dục...,đó là cảm tưởng đầu tiên của tôi đối với những người tôi đã gặp. Vào cuối chuyến đi, tôi có dịp đi thăm một vùng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, tôi đã đi bộ qua những đồng ruộng và tôi rất ngạc nhiên trước sự cần cù của người dân.

Trở lại chuyến đi công tác của bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết một vài chi tiết về chuyến đi này?

Từ khoảng 7 hay 8 năm nay, Hội y nha khoa bác sĩng giáo mỗi năm đều gửi một toán chuyên gia phẫu thuật đến Hà Nội, mục đích là để trao đổi thông tin, hướng dẫn cho họ các kỹ thuật mới trong các cuộc giải phẫu, làm việc chung với họ, và đem cho họ các thiết bị mà họ không có đủ khả năng hay phương tiện để mua sắm. Cũng khó giải thích cho họ hiểu là chúng tôi làm việc đó vì lòng yêu Chúa.

Muốn được sự trợ giúp của phái đoàn, các bệnh nhân phải có điều kiện gì?

Tôi cũng không rõ lắm về điểm này. Tôi chỉ biết là tổ chức đối tác của chúng tôi làm công việc phối hợp nhận bệnh nhân từ các vùng nông thôn đến y viện trong tuần lễ chúng tôi làm việc ở đó. Tôi biết là có một vài ảnh hưởng chính trị trong việc định ưu tiên cho các bệnh nhân, chẳng hạn như lý lịch của họ, và việc này vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Và tổ chức đối tác của chúng tôi chịu tất cả các chi phí cho người bệnh.

Bác sĩ có nhận xét ra sao về tình trạng dịch vụ y tế tại Việt Nam?

Tôi nhận thấy là khá tốt, xét về các phương tiện mà họ có. Họ làm gần như mọi thứ giống như chúng tôi làm ở đây, nogại trừ những phẫu thuật rất phức tạp, và về cơ sở nha khoa, họ có kiến thức rất sâu xa về những kỹ thuật nha khoa qua sách vở và mạng Internet, nhưng họ không có thiết bị để thực hành các kỹ thuật đó. Vì vậy khi nói chuyện với họ, tôi đặt những câu hỏi và tỏ ra thôngï hiểu nhiều. Chỉ khi đi vào thực hành với bệnh nhân thì họ bị hạn chế vì thiếu phương tiện thiết bị.

Theo bác sĩ thì có thể làm gì để cải thiện tình trạng bệnh nhân tại Việt Nam?

Tôi cho rằng phần lớn các vấn đề có liên quan đến kinh tế. Nếu họ có phương tiên mua tất cả những gì họ muốn thì bệnh nhân sẽ được hưởng sự chăm sóc tốt hơn. Nhưng nếu không có phương tiện tài chính thì tôi không hiểu phải làm thế nào. Có lẽ tiếp xúc nhiều hơn với các nước ngoài chắc chắn sẽ đem lại lợi ích bởi vì trao đổi thông tin bao giờ cũng là phương cách tốt nhất để cải thiện sự lành mạnh của một xã hội. Bác sĩ có ý định tham gia các chuyến công tác sau này hay không?

Tôi hy vọng là sẽ có dịp trở lại. Tôi sắp bắt đầu khóa nội trú về phẫu thuật nha khoa, nhưng nếu thời giờ cho phép tôi tham gia chuyến đi sang năm vì tôi đã lên kế hoạch với vị nha sĩ làm việc chung với tôi ở Việt Nam để mang về một số dụng cụ mà họ cần và chỉ dẫn cho họ một vài thứ.

Bác sĩ có điều gì riêng tư muốn nói với thính giả đang theo dõi cuộc phỏng vấn này?

Tôi chỉ muốn nói một điều là khi Chúa kêu gọi bạn bước ra khỏi chốn yên thân của mình một lúc nào đó thì thường là mình sẽ cảm thấy được ân sủng khi nghe theo lời Chúa làm việc đó hơn là ở nguyên một chỗ hưởng an nhàn như phần đông chúng ta hay làm. Những kinh nghiệm như tôi vừa trải qua làm thay đổi cuộc đời và làm tôi cảm thấy mình trở thành một người tốt hơn về nhiều phương diện.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG