Đường dẫn truy cập

Tổng thống Nga giới hạn kích cỡ vỏ bia để chống nghiện rượu


Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tháng trước đã lệnh áp đặt các giới hạn mới về việc bán beer và các loại đồ uống tương tự nhằm ngăn chặn tình trạng nghiện rượu lan tràn ở Nga. Theo thông tín viên Jessica Golloher tường thuật từ Matxcơva, nhiều câu hỏi đã được đặt ra là tại sao ông Medvedev không nhắm vào vodka, thứ rượu được ưa chuộng ở nước này.

Nga là một trong hững nước có người tiêu thụ rượu bình quân lớn nhất thế giới. Trung bình người Nga uống 18 lít rượu mỗi năm, tức là gấp đôi mức tối đa mà Tổ chức Y tế Thế giới coi là sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Tạp chí sức khỏe The Lancet tháng trước đưa tin rằng các loại bệnh liên quan tới rượu gây ra một nửa các ca tử vong của người Nga ở độ tuổi từ 15 đến 54 tuổi.

Trong một nỗ lực chống lại tình trạng nghiện rượu phổ biến ở nước này, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev quyết định cấm việc bán bia trong lon hoặc chai lớn hơn 1/3 lít. Quy định mới này áp dụng đối với các loại đồ uống ‘có nồng độ cồn nhẹ’, nhưng lại không áp dụng đối với rượu vang, vodka hoặc các loại rượu mạnh khác.

Ông Andrei Kortunov, Giám đốc nhóm nghiên cứu New Eurasia Foundation được Matxcơva hậu thuẫn, nói rằng ông không ngạc nhiên khi ông Medvedev áp dụng các biện pháp mới này: ‘Đó là truyền thống ở nước Nga rồi. Mỗi một tân lãnh đạo nào lên nắm quyền ở Matxcơva đều muốn làm một điều gì đó liên quan tới rượu. Mọi người đều hiểu rằng đây là vấn nạn quốc gia, và cần phải giải quyết vấn đề này’.

Nhưng một số người cho rằng nỗ lực của ông Medvedev không đủ mạnh để thực sự giải quyết vấn đề.

Anna Boguslavskaya ở độ tuổi 20, sống tại Matxcơva và thích đi chơi đêm. Cô cho biếtlà cô thường xuyên la cà ở các club và bar, và cho rằng lệnh cấm không có tác dụng.

Cô Boguslavskaya nói việc giới hạn kích cỡ của chai, hộp sẽ không giải quyết vấn đề, mà sẽ có tác dụng ngược lại. Cô nói mọi người sẽ mua nhiều chai bia hơn.

Ông Kortunov cũng nói rằng việc với giới hạn kích cỡ của vỏ bia sẽ không thể khiến người ta uống ít đi. Theo ông, chiến dịch chống uống bia của chính phủ không thực sự nhắm giải quyết vấn đề nghiện rượu của nước này.

Ông nói: 'Ai cũng biết là bia không phải là đồ uống duy nhất mà người Nga tiêu thụ nhiều. Tôi nghĩ một trong các lý do nghịch lý là các công ty do người nước ngoài kiểm soát’ sản xuất phần lớn bia bán trên thị trường'.

Nga là thị trường bia lớn thứ năm trên thế giới. Hãng bia Carlsberg của Đan Mạch chiếm khoảng 41% thị phần, và các nhà phân tích ước tính rằng phần còn lại dành cho các công ty nội địa và các sản phẩm nhập khẩu khác.

Chính phủ cũng đã đề xuất một dự luật tăng thuế hàng hóa đối với bia trung bình 50% mỗi năm từ năm 2010 tới 2012. Dự thảo này đã ảnh hưởng tới Carlsberg, công ty sản xuất loại bia hàng đầu ở Nga là Baltica. Cổ phiếu của công tỳ này gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tuần.

Ông Kortunov nói rằng Kremlin cần phải giải quyết tận gốc rễ của vấn đề: 'Chúng ta cần có các biện pháp giáo dục và giúp họ nhận thức vấn đề. Chúng ta cần phải phát triển cơ sở hạ tầng để người dân có thể tới các trung tâm thể thao và sức khỏe. Chúng ta cũng nên quảng bá lối sống lành mạnh’.

Trong những tháng gần đây, có hàng loạt các sự kiện do chính phủ tài trợ tại các khu phức hợp thể thao ở khắp thủ đô Matxcơva nhằm khuyến khích người dân rèn luyện sức khỏe thay vì ăn nhậu.

Svetlana Andreeva 25 tuổi và sống ở Matxcơva. Cô nói rằng khuyến khích người dân luyện tập thể thao là một chiến lược tốt, nhưng nó chỉ nhắm vào giới trẻ.

Cô nói rằng chương trình của chính phủ sẽ không giải quyết vấn đề nghiện rượu cho những người trên 55 tuổi, những người có đời sống buồn tẻ.

Kortunov nói ông cho rằng chiến dịch của chính phủ sẽ không có tác động thực sự đối với vấn đề nghiện rượu của nước này: 'Nếu đây chỉ là bước đầu tiên, chúng tôi có thể ít nhiều khuyến khích ông Medvedev, dù bước đi này khá vụng về. Nhưng nếu đây là tất cả những gì họ có thể đề xuất, tôi không nghĩ kết quả sẽ thực sự tốt'.

Nếu lịch sử có mang một ý nghĩa nào đó thì ý kiến của ông Kortunov có thể đúng. Năm 1985, nhà lãnh đạo Xô Viết thời đó là ông Mikhai Gorbachev đã ra lệnh cắt giảm mạnh sản lượng rượu vang và rượu mạnh, và đề xuất những biện pháp kiểm soát chặt chẽ lượng tiêu thụ của người dân. Chiến dịch này đã gây ra tình trạng gia tăng sản xuất đột biến các loại đồ uống có cồn tự chế trái phép và có chất lượng kém.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG