Đường dẫn truy cập

Các chính phủ 'phải bảo vệ người nhập cư có HIV dương tính'


Các tổ chức nhân quyền đã công bố một phúc trình mới kêu gọi các chính phủ trên thế giới cân nhắc lại các điều luật trục xuất đối với những người nhiễm HIV và AIDS. Tại một số quốc gia, người nhập cư nhiễm HIV sẽ tự động bị trục xuất, và tại nhiều nước khắp thế giới, những người bị HIV dương tính trong các trung tâm giam giữ không được chữa trị. Một phát ngôn viên của tổ chức Human Rights Watch nói với thông tín viên VOA Selah Hennessy rằng các chính sách hiện thời có thể lên tới mức độ được coi như là một ‘bản án tử hình’ cho nhiều người bị nhiễm virus này.

Các tổ chức nhân quyền nói rằng các chính phủ cũng như những nhà tài trợ cần phải đảm bảo rằng những người nhập cư bị HIV dương tính có thể tiếp cận phương thức điều trị đặc biệt chốn vi rút gọi tắt là ARV cho người nhiễm HIV nhằm kéo dài đời sống cho họ khi họ bị giam, và rằng nếu bị trục xuất, họ cần được tiếp cận tiếp với phương thức điều trị này.

Bà Rebecca Schleifer thuộc Human Rights Watch, tổ chức có trụ sở ở London soạn thảo phúc trình này, đã nói chuyện với VOA qua điện thoại. Bà Schleifer nói rằng việc chữa trị cho người nhập cư có HIV dương tính liên quan tới vấn đề công pháp quốc tế.

Bà nói: 'Luật pháp quốc tế quy định các nước có quyền kiểm soát biên giới, và quyết định cho ai nhập cảnh hoặc trục xuất. Nhưng họ cần phải đưa ra các quyết định đó theo đúng luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân quyền quốc tế và luật tị nạn quốc tế, chẳng hạn như vậy'.

Phát ngôn viên này nói rằng nhiều người nhiễm HIV bị trục xuất về các nước nơi việc chăm sóc các bệnh nhân nhiễm virus này không được bảo đảm, và hậu quả là điều này không khác gì một ‘bản án tử hình’ đối với họ.

Bà nói tiếp: 'Trong một số trường hợp, nhiều người đối mặt với chuyện bị trục xuất về những nước họ có khả năng bị đối xử vô nhân đạo, thậm chí là cả tra tấn, một khi họ bị đưa trở về nước đó. Một số trường hợp liên quan tới chuyện chăm sóc y tế yếu kém dẫn tới chuyện họ đối mặt với cái chết. Ngoài ra còn có chuyện không được sự hỗ trợ xã hội, và bị phân biệt đối xử đối với những người có HIV'.

Bà Schleifer nói rằng ngòai ra không có những phương tiện để bảo đảm rằng những người nhập cư nhiễm HIV sẽ tiếp tục được chăm sóc, chữa trị. Khi việc điều trị bị gián đoạn, các bệnh nhân dễ trở nên rơi vào tình trạng kháng thuốc.

Nhưng bà Schleifer nói rằng mọi chuyện không phải là hoàn toàn bi quan. Bà nói rằng một số chương trình di cư xuyên biên giới mới xuất hiện tập trung vào việc cần phải tiếp tục chữa trị cho những người nhiễm HIV.

Bà nói thêm: 'Có hàng trăm nghìn người Zimbabwe sang Nam Phi trong những năm qua, và nhiều người trong số họ có các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, và một số nhiễm HIV. Đã có các cuộc thảo luận khu vực trong nhóm các tổ chức phi chính phủ, và tôi không rõ là các cuộc trao đổi đó đã tiến xa tới đâu với mỗi quốc gia riêng rẽ, về điều quan trọng của việc thiết lập một cơ cấu khu vực nhằm đề cập tới chuyện tiếp tục chăm sóc y tế cho những ai di cư từ nước này sang nước khác'.

Bản phúc trình dài 27 trang được soạn thảo bởi các tổ chức Human Rights Watch, Deutsche AIDS-Hilfe, Nhóm trị bệnh AIDS châu Âu, và mạng lưới Chính sách HIV châu Phi.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG