Đường dẫn truy cập

Nhật Bản cấm chính trị gia dùng internet trong mùa tranh cử


Cuộc vận động chính trị đang sôi nổi diễn ra tại Nhật Bản. Tháng tới, cử tri Nhật Bản sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Hy vọng về một thay đổi trong chính phủ đã tiếp sinh lực cho hai chính đảng lớn, nhưng ta sẽ không thấy đảng nào vận động kiếm phiếu trên Internet. Từ Tokyo, thông tín viên Akiko Fujita của đài VOA gửi về bài tường thuật sau đây.

Khi được bầu vào Thượng viện cách đây 8 năm, nhà lập pháp Kan Suzuki của Nhật Bản biết rằng ông muốn đưa cuộc thảo luận chính trị của ông lên mạng. Là thành viên của Đảng Dân chủ Nhật Bản, ông đã bắt đầu viết blog của mình và bắt đầu webcast, hay phát các hình ảnh trên mạng, hàng tuần có tên là “Suzukan-TV.”

Ông Suzuki nói mục tiêu của ông là nối kết các chính trị gia với cử tri bình thường. Sự kiện này giúp đem lại phản hồi trực tiếp. Chương trình phát hình trên mạng mau chóng trở thành một diễn đàn nơi hàng ngàn người theo dõi tham gia để thảo luận các chính sách và trao đổi ý kiến.

Nhưng khi ông Suzuki ra tái tranh cử cách đây 2 năm thì ông vấp phải một vấn đề, đó là một bộ luật bầu cử phức tạp cấm sử dụng Internet trong mùa tranh cử. Ông buộc phải ngưng viết blog và webcast vào thời điểm cấp thiết nhất.

Ông Suzuki nói vào lúc cử tri tự mình tìm tòi nghiên cứu, vào lúc mà nhu cầu thông tin lớn nhất, thì luật pháp yêu cầu các chính trị gia ngưng sử dụng loại hình thông tin liên lạc này.

Phân tích gia chính trị Yasunori Sone nói bộ luật bầu cử của Nhật Bản là một mê lộ phúc tạp được viết cách đây hơn 50 năm. Ông nói luật này nhằm mục đích quảng bá sự công bằng và hạn chế tham nhũng chính trị.

Nhưng nó đã tạo ra một hệ thống cứng nhắc kiểm soát các chi tiết nhỏ nhặt nhất của một cuộc vận động. Tỷ như, nó hạn chế số các tờ rơi được phép phổ biến và số xe hơi có thể được sử dụng trong nỗ lực tranh cử. Các bích chương không được dài hơn 83 centimet hoặc rộng hơn 58 centimet.

Ông Sone nói các quy định vừa kể được áp dụng nhằm hạn chế các hình ảnh và lời lẽ, tiếng Nhật gọi là 'bunsho-toga'.

Khái niệm là dành cho mỗi ứng cử viên một cơ hội đồng đều, và ngăn chặn các chính trị gia có nhiều tiền bạc chiếm được lợi thế bất công.

Ủy ban bầu cử xếp Internet vào thể loại 'bunsho-toga'. Bởi lẽ mạng Internet giúp các ứng cử viên có được sự tiếp cận vô hạn, cho nên họ cấm không được sử dụng phương tiện này trong mùa bầu cử.

Các chính trị gia như ông Suzuki cho rằng các Website trong thời gian diễn ra khóa họp quốc hội phải ngưng phổ biến nội dung trong thời gian vận động tranh cử. Vì thế họ trưng các bích chương trên các tấm bảng dành để phổ biến thông cáo được ủy ban bầu cử bảo trợ và phổ biến thông điệp bằng những loa phóng thanh.

Một trong các quốc gia được nối kết bằng số nhiều nhất trên thế giới bị lâm vào thế kẹt vào thế kỷ thứ 20 vào thời điểm và các nhà lãnh đạo toàn cầu sử dụng các công cụ của thế kỷ thứ 21 như Twitter và Facebook để kiếm phiếu.

Người cử tri này nói Nhật Bản có tất cả các công cụ kỹ thuật trên thế giới. Nhưng luật lệ đã không theo thời. Có một điều gì đó sai lệch trước hình ảnh đó.

Ít nhất một chính đảng cũng đồng ý như thế. Ông Suzuki nói đảng Dân chủ của ông đã đề xuất 4 dự luật khác nhau để thay đổi các luật lệ và cho phép vận động tranh cử bằng Internet. Không có dự luật nào được đưa ra tranh luận tại Quốc hội.

Theo ông Suzuki, nếu luật này được bảo tồn thì dân chúng tiếp tục bầy tỏ ác cảm đối với chính sự. Và sự kiện này có tác dụng đem lại lợi thế cho đảng đương quyền.

Nhưng các cuộc thăm dò công luận mới đây cho thấy đảng đương quyền đang gặp khó khăn. Đảng Dân chủ Tự do đã vấp phải một thất bại gây lúng túng trong cuộc bầu cử thành phố ở Tokyo cách đây vài tuần, và theo dự kiến đảng này sẽ mất đi thế kiểm soát chính trị đã kéo dài nửa thế kỷ trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 30 tháng 8 tới đây.

Ông Suzuki nói ông tin rằng những thay đổi về luật bầu cử sẽ diễn ra nhanh chóng, nếu đảng của ông lên nắm quyền vào tháng tới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG