Đường dẫn truy cập

TQ nộp bản tuyên bố chủ quyền lãnh hải lên LHQ


Trung Quốc cho biết sẽ dựa vào các cuộc thương lượng ôn hòa để phân định các ranh giới trên biển, cho dù họ đang quyết liệt bác bỏ việc các nước khác nhận chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển phía đông và nam Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, Thông tín viên đài VOA Stephanie Ho gởi về bài tường thuật sau đây.

Vấn đề trọng tâm là hai nhóm đảo đá ở vùng biển phía nam Trung Quốc. Bắc Kinh gọi hai quần đảo này là Nam Sa và Tây Sa. Nhưng trên trường quốc tế thì nhóm đảo đó được biết nhiều hơn dưới tên gọi là Spratlys và Paracels tức là Trường Sa và Hoàng Sa.

Hai nhóm đảo này nằm gần các tuyến đường hàng hải trọng yếu và được cho là có nhiều mỏ dầu và khí đốt.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền hai quần đảo này lại được nói tới vì hôm nay là thời hạn chót để các nước liên hệ nộp cho Liên Hiệp Quốc bản công bố chủ quyền nằm bên ngoài thềm lục địa của họ. Đại khái là khu vực biển cách xa vùng duyên hải của mỗi nước 200 hải lý.

Nhật báo Anh ngữ China Daily của Trung Quốc hôm nay trích thuật lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Mã Triêu Húc lập lại công bố chủ quyền của nước này về điều mà ông gọi là 'thẩm quyền bất khả tranh luận đối với các đảo trong vùng biển nam Trung Quốc và vùng biển phụ cận'. Đồng thời, ông Mã cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề thuộc về vùng biển qua các cuộc thương thảo ôn hòa.

Các nước Brunei, Malaysia, Đài Loan, Philippines và Việt Nam cũng công bố chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với Quần đảo Trường Sa.

Bài báo trên tờ China Daily nói rằng Trung Quốc kêu gọi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa LHQ đừng duyệt xét một báo cáo của Việt Nam và một báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia. Báo này trích thuật lời phái bộ Trung Quốc tại LHQ nói rằng các bản báo cáo vừa kể vi phạm chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển nam.

Báo China Daily trích thuật lời chuyên gia về luật hàng hải thuộc Hàn Lâm viện Khoa học Xã Hội của Trung Quốc, ông Vương Hán Linh, nói rằng khi đệ nạp bản báo cáo vừa kể Việt Nam và Malaysia muốn biến chuyện này thành một vấn đề quốc tế.

Tin này được đưa ra sau lời công bố vừa qua của bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết họ đã thiết lập một Cục đặc trách các vấn đề Biên giới và Đại dương.

Phát ngôn viên Mã Triêu Húc của bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng cục mới này sẽ xử lý các vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển và cũng nhắm mục tiêu củng cố ngoại giao với các nước lân bang.

Ông Mã cho biết văn phòng mới này nằm trong khuôn khổ mà ông mô tả là một 'cuộc cải tổ thích đáng' đối với một nước có các ranh giới biển và đất liền dài như Trung Quốc.

Một cuộc tranh chấp về biển khác có liên quan đến việc những lời tuyên bố chòng chéo với với Nhật Bản đòi chủ quyền quần đảo Điếu ngư, hay Sensaku trong vùng biển đông Trung Quốc.

Cơ quan mới này cũng có nhiệm vụ giải quyết về vấn đề ranh giới đất liền dài 22,000 kilômet của Trung Quốc với 14 nước khác. Trung Quốc đã giải quyết xong việc phân định biên giới với Việt Nam hồi tháng Hai và với Nga hồi tháng 10 năm ngoái. Trung Quốc chỉ còn hai vấn đề về ranh giới quan trọng chưa giải quyết xong là với Ấn Độ và Bhutan.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG