Đường dẫn truy cập

Chia rẽ chính trị Thái Lan làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh ASEAN


Các mối chia rẽ chính trị ở Thái Lan đã phủ một bóng tối lên các cuộc họp thượng đỉnh của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đã phá vỡ các hàng rào an ninh gần địa điểm của cuộc họp Thượng đỉnh. Theo tường trình của thông tín viên đài VOA Ron Corben từ Bangkok, trong 2 ngày sắp tới, các lãnh đạo trong khu vực dự kiến sẽ đặt trọng tâm vào tương lai kinh tế của vùng Đông Nam Á.

Hôm nay, hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ hôm thứ Sáu đã đẩy các rào chặn an ninh ra và tiến về lối đi dẫn vào trung tâm du lịch, nơi các các vị lãnh đạo Châu Á đang hội họp.

Các giới chức Thái Lan cam kết rằng Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại thành phố du lịch Pattaya sẽ tiếp diễn bất chấp cuộc biểu tình. Chính phủ hy vọng có thể tránh bất kỳ sự xô xát bạo động nào với phe biểu tình.

Ông Buranaj Sumtharak, phát ngôn viên Đảng dân chủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nói: “Những chuẩn bị bảo vệ an ninh đã được sắp xếp đâu vào đấy. Việc chuẩn bị hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận và Thái Lan kiên quyết rằng cuộc họp sẽ tiếp diễn theo đúng kế hoạch đã định.”

Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đòi ông Abhisit phải từ chức và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Ông Thaksin, bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh trong cuộc đảo chánh năm 2006, đã tố cáo những cố vấn của Quốc vương Thái là đứng sau vụ lật đổ ông. Ông đã đào thoát khỏi Thái Lan hồi năm ngoái khi phải đối mặt với những cáo buộc tham ô.

Các cuộc biểu tình đã tạo một bóng mây bao trùm lên cuộc họp của 10 vị lãnh đạo ASEAN và lãnh đạo các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Úc, New Zealand và Ấn Ðộ.

Cuộc họp thượng đỉnh đã bị dời lại nhiều tháng vì cuộc xung đột chính trị tại Thái Lan; cuộc họp này sẽ đặt trọng tâm vào sự hợp tác trong khu vực nhằm hồi phục khỏi cơn khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Phần lớn các nước Châu Á dự kiến sẽ thấy mức tăng trưởng giảm mạnh, hoặc rơi vào sự suy thoái trong năm nay.

Ông Carl Thayer, một chuyên gia an ninh vùng thuộc trường Đại học Quốc gia Australia nói: “ASEAN vốn có khái niệm về sức chống trả bền bỉ của khu vực và điều đó nối kết sức bền bỉ của từng nước với sự ổn định của cả vùng. Các vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ ASEAN đã nhận định rằng, cần phải có một chính sách tài chánh có thể kích hoạt nhu cầu nội địa để khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng trong vùng.”

Những vấn đề khác sẽ được bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh sẽ là mậu dịch, thực phẩm, an toàn năng lượng và quản lý thiên tai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG