Đường dẫn truy cập

Nghiệp đoàn nữ công nhân Thái Lan kêu gọi bảo đảm việc làm


Nữ nhân viên trong ngành công nghiệp ở Thái Lan, nhiều người thuộc các khu vực dệt may và điện tử, đang làm áp lực đòi chính phủ cung cấp thêm sự an toàn về công ăn việc làm và các chính sách an sinh xã hội trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Lời kêu gọi được đưa ra trong các cuộc tụ tập nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Từ Bangkok, thông tín viên Ron Corben của đài VOA gửi về bài tường thuật sau đây.

Trong những bài phát biểu đánh dấu các sinh hoạt nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, các nữ đại diện cho công đoàn ở Thái Lan kêu gọi có thêm sự bảo đảm về công ăn việc làm vào lúc cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra những vụ cắt giảm mạnh trong các công nghiệp thiên về xuất khẩu.

Các cuộc tụ họp dưới sự lãnh đạo của các công nghiệp dệt may và điện tử đã kêu gọi chính phủ cung cấp thêm trợ cấp an sinh xã hội cho công nhân bị thất nghiệp và hỗ trợ cho các công nghiệp bị tác động mạnh của cuộc suy thoái.

Các diễn giả kêu gọi việc thăng tiến một nhà nước chăm lo cho sự an sinh của dân chúng, một nền giáo dục miễn phí, cải cách thuế khóa và giảm thiểu việc chi tiêu phung phí trong những lãnh vực như quân sự và quảng bá cho chính trị lao động.

Cô Saifung là một sinh viên đại học ủng hộ những lời kêu gọi của công đoàn đòi tăng lương và bảo đảm công ăn việc làm.

Cô Saifung nói: “Đối với phụ nữ thuộc tầng lớp lao động, đòi các quyền lợi vẫn chưa đủ, tỷ như tăng lương hay những gì mà họ phải có, đây là điều đúng đắn mà họ nên làm ngày hôm nay. Tôi cho rằng họ nên tập trung nhiều hơn vào những gì mà giới lao động hay các công đoàn thực sự cần đến.”

Phụ nữ chiếm ngự các công nghiệp dệt may và điện tử của Thái Lan là những lực đẩy cho sách lược xuất khẩu công nghiệp của nước này trong những thập niên gần đây. Trong nhiều xí nghiệp, có tới 3/4 nhân viên là phụ nữ.

Nhưng cuộc suy thoái kinh tế và sự mức cầu về xuất khẩu xuống dốc đã khiến cho nhiều nữ công nhân ở các xí nghiệp phải gánh chịu hậu quả của sự cắt giảm.

Bà Wonsanaporn là một công nhân xí nghiệp dệt may. Kể từ cuối năm ngoái, nhiều chủ nhà máy đã cắt giảm 25% lương bổng và số giờ làm việc.

Bà Wonsanaporn nói rằng chính phủ phải cung cấp tài trợ cho nhà máy đang phải đương đầu với những khó khăn trong việc vay tiền để thực hiện các đơn đặt hàng xuất khẩu.

Các số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy gần 80% lực lượng nữ công nhân ở Thái Lan rơi vào loại khu vực không chính thức, nhiều người thuộc các lãnh vực bên ngoài các luật lệ bảo vệ lao động của Thái Lan.

Các kinh tế gia Thái cảnh báo rằng mức thất nghiệp của Thái Lan có thể lên tới 1 triệu 300 ngàn người trong năm nay, tức là tăng hơn gấp đôi so với con số 530 ngàn người torng năm ngoái, là lúc tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 1,4%.

Một công nhân dệt may khác là Khun Garn, nói rằng chính phủ cần phải đề ra các chính sách cụ thể để trợ giúp người thất nghiệp.

Bà Garn nói rằng cần phải gia tăng sự bảo đảm công ăn việc làm. Chính sách phải bảo đảm người dân sẽ có việc làm, chứ không phải chỉ đưa ra những lời hứa hão của chính phủ.

Hàng ngũ người thất nghiệp gia tăng thêm vào một thách thức nữa cho chính phủ của thủ tướng Abhisit Vejjajiva, vừa lên nắm quyền hồi tháng chạp năm ngoái. Hồi tháng giêng, chính phủ đã giải ngân 10 tỷ baht, tức là khoảng 303 triệu đôla, để giảm bớt khó khăn cho những người thất nghiệp.

Cô Suluck Lamubol, một đại diện Liên đoàn Sinh viên Thái Lan, nói rằng chính phủ cần phải có hành động nhanh để trợ giúp người thất nghiệp.

Cô Suluck nói: “Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến lao động, đến các sinh viên, đến văn phòng, giới làm việc bằng trí óc cũng như tay chân, người dân sẽ không còn kiên nhẫn để xem xét tình hình ngay lúc này; tình hình đang gay go và ngày càng gay go hơn, thực là khó khăn cho họ.”

Khi nhận một danh sách yêu cầu của các nghiệp đoàn nữ công nhân, Thủ tướng Abhisit nói rằng chính phủ đang cứu xét các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nơi làm việc, cũng như cải cách hệ thống an sinh xã hội của Thái Lan.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG