Đường dẫn truy cập

Lạm phát dẫn tới nhiều vụ đình công ở Việt Nam


Nạn đình công lan tràn tại Việt Nam đang lôi kéo các nhà sản xuất nước ngoài vào cuộc khủng hoảng lạm phát ngày càng trầm trọng tại nước này giữa lúc các nhà lãnh đạo chính quyền tìm cách kiểm soát giá cả.

Tin của nhật báo Wall Street Journal và của Thông Tấn Xã AP cho hay hơn 1,000 công nhân đã đình công tại một trong 4 nhà máy của công ty Panasonic tại Việt Nam hôm cuối tuần, đòi tăng lương để có thể theo kịp đà lạm phát.

Theo một viên chức của Panasonic, khoảng một phần tư số nhân viên của một trong những nhà máy của công ty tại Hà Nội đã tham gia cuộc đình công này, đòi tăng lương 25%. Công ty cho biết sẽ trả lời yêu sách của công nhân trong ngày thứ Tư.

Vụ đình công bất thần vừa kể diễn ra tiếp theo sau một loạt các vụ đình công đòi tăng lương tương tự trong vài tháng qua, phản ánh sự phẫn nộ của hàng chục ngàn người Việt rời bỏ đồng áng đi kiếm việc tại những khu công nghiệp mới quanh Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh để rồi chỉ thấy khả năng mua sắm của đồng lương ngày càng suy yếu vì giá thực phẩm và nhiên liệu gia tăng.

Theo những số liệu của chính phủ, khoảng 300 vụ đình công đã diễn ra trong 3 tháng đầu năm nay, tức là tăng thêm 103 vụ, so với 3 tháng đầu năm ngoái, dù cho có những luật lệ lao động mới, buộc công nhân bồi thường cho giới chủ nhân nếu đình công bất hợp pháp. Một trong những vụ đình công lớn nhất trong năm nay xảy ra tại một nhà máy do người Đài Loan làm chủ, chuyên sản xuất giày dép cho hãng Nike.

Khoảng 21,000 công nhân đã đình công hồi tháng Tư để đòi tăng lương và đã quay trở lại làm việc một tuần sau đó, sau khi được tăng lương 10%.

Tin của AP nói rằng Panasonic đang trả lương tháng trung bình cho mỗi công nhân là 1 triệu 50 ngàn đồng Việt Nam, cao hơn mức lương tối thiểu do chính phủ đề ra là 50 ngàn đồng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG