Đường dẫn truy cập

EU đề nghị giúp Philippin giải quyết các vụ giết người ngoài vòng pháp lý


Một toán các chuyên gia của Liên Hiệp Châu Âu đã bắt đầu chuyến công tác 10 ngày tại Philipin để giúp nước này giải quyết những vụ giết người ngoài vòng pháp lý đã cướp đi tới 800 sinh mạng kể từ năm 2001. Cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án nhưng các vụ giết người này vẫn tiếp diễn.

Liên hiệp Châu Âu tiến hành sứ mạng theo lời yêu cầu của chính phủ Philipin. Mục đích không phải là điều tra về các vụ giết người này, mà là tìm các phương cách mà EU có thể cung cấp những sự trợ giúp về kỹ thuật để giúp chính phủ điều tra và khởi tố những tội ác đó. Điều này có thể bao gồm việc thành lập những tòa án đặc biệt, huấn luyện cho các vị chánh án và công tố viên, và củng cố các chương trình bảo vệ nhân chứng.

Những vụ giết người này đã bị nhiều tổ chức nhân quyền tại Philipin lên án, cũng như các tổ chức toàn cầu, trong đó có Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Ân xá quốc tế. Tuy nhiên, ông Alistair MacDonald, Trưởng Đại diện của EU tại Philippin cho biết vẫn chưa thực hiện được biện pháp hữu hiệu nào.

Ông MacDonald nói: “Vấn đề là những vụ giết người như vậy vẫn tiếp diễn. Vấn đề là số những vụ truy tố, nhất là những vụ truy tố đưa tới việc bị kết án, vẫn tương đối ít.”

Các điều tra viên của EU gồm có một nhà ngoại giao và cũng là công tố viên người Đức, một công tố viên và cũng là chuyên gia về hợp tác quốc tế người Anh, một cảnh sát viên Thụy Điển, và một giáo sư Phần Lan về luật nhân đạo quốc tế. Đây là những người có nhiều kinh nghiệm sâu rộng đã từng làm việc tại những điểm nóng khác trên thế giới như ở Sri Lanka, Rwanda, Libăng à Serbia.

Nhóm nhân quyền tại Philipin có tên gọi là Karapatan cho hay có trên 800 người đã chết vì những vụ giết người ngoài vòng pháp lý kể từ năm 2001, khi Tổng thống Gloria Arroyo lên cầm quyền.

Hầu hết các nạn nhân là những người thuộc các nhóm phái tả mà quân đội cho là các mặt trận của Đảng cộng sản Philipin và của đạo quân Nhân dân Mới, là các nhóm nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố của Hoa kỳ và Liên hiệp Châu Âu. Đại sứ MacDonald nói rằng cho dù các tổ chức này nằm trong các danh sách đó thì cũng không có nghĩa là các thành viên của họ có thể bị giết một cách bừa bãi.

Ông MacDonald nói: “Việc đưa vào danh sách khủng bố không phải là một cái cớ để đi giết người, dựa theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, trong bất kỳ xã hội nào, hoặc dưới bất cứ tình huống nào. Vì vậy, cho dù Đảng cộng sản Philipin hay Đạo quân Nhân Dân Mới có nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố hay không, thì tự thân nó không phải là một mục tiêu gắn sẵn trên lưng cho phép một số lực lượng trong nước theo sát hại mà không cho họ được hưởng sự xét xử của công lý.”

Vụ giết người đã trình một bản báo cáo cho biết có những yếu tố cho thấy có sự can dự của giới quân nhân trong những vụ giết người này, tuy không phải là toàn bộ lực lượng quân đội. Quân đội đã phủ nhận bất cứ vai trò nào có liên quan trực tiếp đến các vụ giết người và nói rằng những binh sĩ nào bị phát hiện là can dự vào những hành động này sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật pháp.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG