Đường dẫn truy cập

Lịch sử và ý nghĩa của Đài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam


Vào hôm qua, 26 tháng ba, nhiều nghi thức đã được cử hành tại đài tưởng niệm các cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington, đánh dấu 25 năm kiến trúc này được khởi công xây cất. hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quí vị một số chi tiết về những đóng góp của người dân trong việc xây dựng, về lịch sử và ý nghĩa của đài này và cảm nghĩ của một số người có mặt tại địa điểm này vào dịp kỷ niệm 25 năm hiện hữu của đài kỷ niệm.

Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, những phân hóa và chia rẽ trong xã hội Mỹ vẫn chưa được hàn gắn. Vẫn còn những dư luận phê phán trách cứ, và cũng có những dư luận đầy thiện cảm, và những cựu quân nhân Mỹ là những nguời đã phải cam chịu nhiều nhất sau cuộc chiến. Giữa tâm thức như vậy, một nhóm cựu quân nhân từng chiếân đấu tại Việt Nam, do ông Jan Scruggs cầm đầu, đã nảy ra sáng kiến xây một đài kỷ niệm để tưởng nhớ những quân nhân đã hy sinh trong cuộc chiến này bằng tiền quyên góp từ những cá nhân và nhhững công ty, hội đoàn tư nhân, tạo cơ hội cho mọi người tự do tùy tâm bày tỏ lòng tri ân và vinh danh những người đã hy sinh mạng sống trong một cuộc chiến tuy đã kết thúc nhưng vẫn còn để lại vết thương chưa được hàn gắn. Tháng tư năm 1979 Hiệp Hội Xây Đài Tưởng Niệm Cựu Quân Nhân trong Cuộc Chiến Việt Nam đã ra đời.

Đài tưởng niệm này giúp chữa lành vết thương cho các cựu quân nhân và cho quốc gia chúng ta.

Đó là lời ông Jan Scruggs, sáng lập viên Hiệp Hội Xây Đài Tưởng Niệm Cựu Quân Nhân Chiến Tranh Việt Nam, là người dẫn chương trình cho lễ kỷ niệm ngày đài được khởi công xây cất Một năm trước. Một trong những nguời đầu tiên đóng góp là thượng nghị sỹ John Warner và ông còn giúp gây quĩ thêm được 50 ngàn đô la sau đó. Các công ty, và đến 275 ngàn cá nhân đã đóng góp được tất cả trên 8 triệu 400 ngàn đô la. Sau những nỗ lực lớn lao, đến ngày 30 tháng tư năm 1980, quốc hội đã phê chuẩn cho xây đài tưởng niệm ngay tại khu đất rộng 2 mẫu Anh gần đài kỷ niệm tổng thống Abraham Lincoln.

Tháng 7 năm 1980, tổng thống Jimmy Carter đã ký ban hành đạo luật này. Sau đó thì Hiệp Hội đã xúc tiến công việc bằng cách chọn mô hình họa kiểu cho kiến trúc. qua một cuộc dự tranh toàn quốc với khoảng 10,000 kiến trúc sư tham gia.

Mô hình của cô Maya Ying Lin một phụ nữ trẻ, lúc đó mới 21 tuổi và còn là sinh viên năm cuối ban cử nhân tại đại họcYale, đã trúng tuyển. Maya Ying Lin là người Mỹ, gốc Hoa. Cô được thừa hưởng năng khiếu về mỹ thuật từ thân phụ và thân mẫu cô, những người Hoa di dân dến Hoa Kỳ. Thân phụ cô lúc đó là khoa trưởng trường mỹ thuật đại học Ohio, thân mẫu là giáo sư văn chương tại đại học này.

Mô hình của cô được chọn đã gây ra một cuộc tranh cãi, vì nó quá trưù tượng, chỉ là một bức tường đá đen mang tên những tử sỹ và những người được liêt kê là mất tích. Sau đó thì ban tổ chức xây dựng tượng dài đã đồng ý thêm 1 tượng điêu khắc gồm 3 chiến binh và một cột cơ øvà đến năm 1993 thì một tượng tưởng niệm các nữ quân nhân trong cuộc chiến Việt Nam cũng được dựng lên.

Tọa lạc trong một khu công viên u nhàn, bức tường tưởng niệm các cựu quân nhân Hoa Kỳ trong cuộc chiến VN không mang vẻ đồ sộ, hùng vỹmà là đơn giản, trầm lắng và nhiều ý nghĩa.

Đó là một bức tường bằng đá hoa cương đen dài 75 mét sâu xuống mặt đất, tỏa làm 2 cánh tạo thành một góc rộng, trên khắc tên của hơn 58,000 nam nữ quân nhân đã hy sinh hoặc mất tích trong cuộc chiến. Loại đá hoa cương ù đen, bóng loáng như gương được chọn để xây bức tường được đem về từ Bangalore, Ấn Độ. Mỗi khi khách dò tìm tên một tử sĩ nào đó, bóng của họ phản chiếu trên bức tường tạo một ấn tượng khó quên.

Một tình nguyện viên, ông Leroy Lawson, làm việc tại đài kỷ niệm này cho biết thêm về ý nghĩa của bức tường đá đen:

Trước hết, đài kỷ niệm này là một điều gì đó để thu hút mọi người đến do cách thiết kế (với hai cánh mở rộng). Lối thiết kế chìm xuống dưới mặt đất tạo nên một bầu không khí tĩnh mịch, bức tường đá đen phản chiếu hình bóng quí vị khi quí vị nhìn vào nó. Tất cả những điều cụ thể này thực sự đã thu hút mọi người đến đây, để chúng ta hiểu rằng chúng ta có mặt nơi đây để vinh danh những người đã phục vụ tại Việt Nam và những người đã hy sinh ở VN.

Đài tưởng niệm được chính thức khởi công xây c ất vào ngày 26 tháng 3 năm 1982 và lễ khánh đã được tổ chức vào ngày 13 tháng 11 năm 1982 dưới thời tổng thống Ronald Reagan. Từ đó, nó được coi là một biểu tượng để đoàn kết người dân Mỹ lại với nhau, giúp hàn gắn vết thương quốc gia.

Những nghi lễ vào ngày Chiến Sỹ Trận Vong và Ngày Cựu Chiến Binh hằng năm đều được tổ chức ở đây. Thân nhân của những tử sỹ, các cựu quân nhân Hoa Kỳ và rất nhiều du khách từ khắp nơi đến thủ đô Washington vẫn thường hay ghé thăm đài tưởng niệm, và bức tường đá đen này là một trong những nơi được thăm viếng nhiều nhất ở thủ đô.

Sidney Hassly, một em gái 12 tuổi, thuộc thế hệ sau này, không biết gì về chiến tranh Việt Nam, theo mẹ đến thăm đài tưởng niệm, phát biểu cảm tưởng của em:

Đài kỷ niệm này mang một vẻ buồn rầu, vì tất cả những người có tên trên bức tường này đã chết, nhưng nó cũng tạo được một cảm nghĩ tốt đẹp vì họ đã hy sinh cho quốc gia.

Vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày khởi công xây cất đài, dân chúng Mỹ lại tề tựu về đây trong 1 nghi thức trang nghiêm., long trọng với sự hiện diện của hai thượng nghị sỹ John Warner và Chuck Hagel, từng là cựu quân nhân trở về từ cuộc chiến Việt Nam.

Ông đã nhắc lại những khó khăn lúc khởi đi từ sáng kiến xây đài mà không có một đồng xu của ông Jan Scruggs và ca ngợi sự quyết tâm, bền chí của mọi người để thực hiện được công trình này.

Thượng nghị sĩ Warner, đại diện bang Virginia, đặc biệt ca ngợi nỗ lực của ông Jan Scruggs, sáng lập viên ban vận động xây đài kỷ niệm, đã vượt qua mọi khó khăn lúc khởi dầu, cho đến khi hoàn tất được công trình và bảo trì đài kỷ niệm cho đến ngày nay

Dù khó khăn, nhưng như lời thủ tướng Churchill từng nói trong những giờ phút đen tối vào những ngày đầu của cuộc thế chiến thứ hai, là “Chúng ta chớ nên bao giờ bỏ cuộc”. Rồi thì bàn tay thiêng liêng trên cao đã giúp cho ông Jan Scruggs, sau đó chúng tôi đã tạo thành một đội ngũ cùng chung sức với nhau để thực hiện được ước vọng. Ông bạn Jan, chúng tôi ngưỡng mộ ông.

Để kết thúc bài tường trình hôm nay, mời quí thính giả nghe lời phát biểu của thượng nghị sỹ Chuck Hagel, đại diện bang Nebraska:

Đài tưởng niệm này đã làm được một chuyện mà ít có công trình nào khác có thể làm được. Nó đã tách rời cuộc chiến ra khỏi những nguời chiến đấu. Nó đã làm được chuyện ấy trong một giai doạn rất quan trọng của lịch sử đất nước chúng ta. Nó đoàn kết chúng ta lại, không những chỉ giúp hòa giải, mà nó vẫn tiếp tục là một phần trong những hồi cố,trong lòng tưởng nhớ của chúng ta. Điều mà đài tưởng niệm này ghi công và tuyên dương, là những nam nữ quân nhân đó và gia đình họ, trong một số trường hợp, đã hy sinh tất cả, mà lại không hề có được tiếng nói trong chính sách. Nhưng họ đã hành động theo tiếng gọi của đất nước. Đó là hành động cao cả mà tôi chưa thấy điều gì cao cả hơn trên đời này. Đây chính là điều mà đài tưởng niệm này tuyên dương. Lịch sử và các chính trị gia sẽ tranh luận về chiến tranh, về mục đích của chiến tranh. Nhưng hôm nay, chúng ta ghi nhớ công lao và sự hy sinh mạng sống của trên 58 ngàn người Mỹ, sự phục vụ của họ cho tổ quốc cùng sự hy sinh của gia đình họ. Rất nhiều người trong quí vị có mặt hôm nay đã góp sức vào việc xây và bảo trì bức tường này, và rất nhiều người trong quí vị hôm nay vẫn tiếp tục dẫn dắt quốc gia và xả thân phục vụ không ngưng nghỉ cho đất nước này.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG