Vào tháng 12 vừa qua đại dịch cúm đã bùng phát trở lại ở ba tỉnh miền Nam Việt Nam. Mặc dù Việt Nam từ trước tới nay đối phó rất nhanh để ngăn chặn sự bùng phát của virus, tuy nhiên lần này, nông dân đã chần chừ không thông báo cho chính phủ về nạn dịch khiến cho các nỗ lực ngăn chặn nạn dịch trở nên chậm chạp.
Giới hữu trách thú y cho biết cho tới thời điểm này họ đã tiêu hủy 24 ngàn gia cầm ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và An Giang trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus H5N1.
Các giới chức của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Nông Lương LHQ cũng đang hội đàm với chính phủ Việt Nam để cử chuyên gia tới điều tra nguồn bộc phát dịch bệnh.
Bà Aphaluck Bhatiasevi, một người phát ngôn của văn phòng Tổ chức Nông Lương LHQ tại Hà Nội cho biết sẽ có thêm một vài đợt bộc phát dịch, tuy nhiên cần phải xác định thêm thông tin để tìm hiểu xem virus đã lây lan như thế nào.
Bà Bhatiasevi nói rằng đợt bộc phát gần đây không gây ngạc nhiên bởi tổ chức của bà đã biết hiện loại virus này vẫn còn tồn tại. Thông tin mà tổ chức bà có được cho tới giờ về nguyên nhân của đợt bộc phát là do việc chăn nuôi các đàn vịt bất hợp pháp.
Chính phủ đã cấm người nông dân nuôi vịt, tuy nhiên các chuyên gia cho biết nhiều nông dân đã phớt lờ lệnh cấm này.
Virus H5N1 có thể giết chết hàng ngàn gia cầm trong vài ngày nếu không được kiểm tra. Virus này cũng có thể lây nhiễm sang người và cho tới nay đã khiến 150 người chết trên toàn thế giới kể từ năm 2003. Hầu hết những nạn nhân này bị nhiễm bệnh là do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, tuy nhiên các nhà khoa học lo ngại rằng virus có thể biến đổi và có thể dễ dàng lây nhiễm từ người qua người. Nếu điều này xảy rả thì nạn dịch cúm gia cầm có thể khiến hàng triệu người nhiễm bệnh.
Một số tổ chức quốc tế đã coi Việt Nam là một tấm gương điển hình cho các nước phát triển khác noi theo trong việc đối phó với dich cúm gia cầm. Một năm trước đây, các giới chức đã tiêm phòng hàng triệu gia cầm trên khắp cả nước, và tiêu hủy hàng triệu gia cầm để ngăn ngừa đại dịch bộc phát.
Ông Patrice Gautier, người đứng đầu văn phòng của tổ chức Thú y Không biên giới tại Việt Nam cho biết chính phủ vẫn đang hoạt động rất hiệu quả.
Ông Gautier nói nếu đại dịch bộc phát ở Việt Nam bây giờ, tôi không cho rằng nó sẽ lan rộng. Dịch vụ thú y của Việt Nam đã có năng lực để xác định và hành động nhanh hơn nhiều so với thời điểm lần đầu đại dịch bùng phát. Thách thức ở đây không phải là ngăn chặn đợt dịch đầu tiên bởi vì điều này là không thể. Thách thức ở đây là thực sự hạn chế sự lây lan của đợt dịch đầu tiên và thứ hai.
Ông Gautier cho biết vấn đề trong nạn bộc phát hiện thời không nằm trong nỗ lực kiểm soát của chính phủ, mà là làm sao để người dân nông thôn thông báo cho chính phủ biết sớm hơn về đợt bộc phát này. Nhiều người nông dân đã chần chừ khong thông báo cho chính phủ bởi họ không muốn gia cầm của họ bị tiêu hủy.
Các trường hợp đầu tiên của dịch cúm bắt đàu vào ngày 6 tháng 12, tuy nhiên các bóa cáo chính thức của chính phủ tới ngày 19 tháng 12 mới được công bố. Chính phủ đã phê bình các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vì đã không phản ứng nhanh nhạy trước các đợt bộc phát.
Ông Gautier cho biết Việt Nam đã tiến bộ hơn nhiều trong việc ngăn chặn sự bộc phát của nạ dịch. Tuy nhiên cần thêm thời gian để người nông dân Việt Nam hiểu rằng họ nên thông báo cho giới hữu trách về các đàn cúm bị bệnh của họ hơn là giấu giếm điều này.