Đường dẫn truy cập

Thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề bảo vệ môi trường


Thành phố Hồ Chí Minh, với mật độ dân số gia tăng gấp đôi so với thời kỳ chiến tranh và đang trên đà phát triển kinh tế nhanh chóng, đã đặt ra những thách thức to lớn cho giới hữu trách về vấn đề bảo vệ môi trường.

Mới đây phóng viên Trần Nam của Đài VOA đã phỏng vấn một giới chức thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về những biện pháp mà thành phố này áp dụng nhằm đối phó với những thách thức vừa kể, và gửi về tường trình sau đây:

Theo lời Thạc sĩ Nguyễn Văn Phước, Phó Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh thì trong quá trình phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh chóng như hiện nay của thành phố, việc bảo vệ môi trường là một vấn đề rất cấp bách và nặng nề cho cơ quan chuyên môn là Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Để thực hiện nhiệm vụ này điều quan trọng là cần phải có sự tham gia của người dân:

Chúng tôi đã có phương châm là trước đây khi bảo vệ môi trường thì chúng tôi huy động lực lượng của Nhà Nước để bảo vệ môi trường. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta quản lý bảo vệ môi trường mà chỉ do Nhà Nước không thôi thì không hoàn thành được trọng trách bảo vệ cho toàn thành phố, và tôi nghĩ rằng muốn bảo vệ môi trường thì phải có sự tham gia của cộng đồng, có sự tham gia của người dân cùng với Nhà Nước bảo vệ môi trường.

Trong chiến lược bảo vệ môi trường giới chức này nói rằng nỗ lực sẽ được tập trung vào việc giảm thiểu ô nhiểm không khí, bảo vệ nguồn nước, xử lý các chất thải công nghiệp và rác đô thị. Một vấn đề khác mà giới chức này cũng mô tả là quan trọng là giải quyết tình trạng giảm ngập tại Thành phố HCM, nơi mà trong thời gian gần đây có rất nhiều khu vực bị ngập úng vào mùa mưa. Ngoài ra, Sở Tài Nguyên và Môi Trường cũng chú trọng đến công tác phát triển mảng xanh đô thị, nghĩa là tạo ra những ốc đảo, tạo nhiều công viên, tạo nhiều khu vực để phát triển cây xanh đường phố, cây xanh trong các khu giải trí. Cũng theo lời giới chức nầy thì thành phố cũng có những thách thức to lớn:

VOA: Thưa ông chúng tôi nhận thấy rằng tại thành phố có rất nhiều loại xe cộ lưu thông trên đường phố, vậy thì Sở Tài Nguyên và Môi Trường có những kế hoạch nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí hay không?

Vấn đề ông đặt ra cũng là mối quan tâm của chúng tôi . Như các ông biết Thành phố HCM có lượng xe gắn máy rất lớn cộng với một số xe thô sơ, các xe vận tải công cộng, xe vận tải chuyên dụng...Mật độ xe vào những giờ cao điểm rất là lớn. Rõ ràng chúng tôi cũng gặp những vấn đề đặt ra đặc biệt là ô nhiễm không khí do giao thông mang lại. Để giải quyết vấn đề này hiện nay chúng tôi có xây dựng một số chương trình tập trung làm sao để giải quyết ô nhiễm không khí do giao thông mang lại , đặc biệt là trong giờ cao điểm hoặc là những nơi bị kẹt xe.

VOA: Ông có thể cho biết một cách cụ thể hơn về các biện pháp giải quyết?

Hiện nay chúng tôi đã có một chương trình đặt các trạm giám sát về chất lượng không khí. Đồng thời chúng tôi cũng có một kế hoạch để giải quyết vấn đề giao thông . Thí du,ï sắp tới thì thành phố có một số dự án xây dựng đường vành đai, mở rộng các đường vành đai, dự án xe điện ngầm nhằm mục tiêu là làm sao cho cộng đồng dân cư, kể cả các công chức Nhà Nước chỉ đi phương tiện giao thông. Kết hợp vấn đề đó chúng tôi sẽ giải quyết về mặt kỹthuật để làm giảm ô nhiễm không khí do giao thông mang lại.

VOA: Thưa ông một vấn đề nữa mà chúng tôi muốn nêu lên ở đây là có những tin tức nói rằng những chất thải công nghiệp không được xử lý đúng mức, đã làm ô nhiễm nặng nề các con sông của thành phố, ông nghĩ như thế nào về những tin tức này?

Có dư luận cho rằng có một số con sông đi ngang qua thành phố hoặc các con sông nằm trong lưu vực sông Đồng Nai bị ô nhiễm thì rõ ràng dư luận có đặt ra vấn đề đó .Chúng tôi cũng xin khẳng định rằng đối với cái nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng tôi lấy nguồn nước ở sông Đồng Nai, một số của nhánh sông Saigon. Nhưng mà cũng xin báo là rõ ràng so với trước đây thì lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Saigon, đến nay theo chúng tôi thấy phần hạ lưu, phần Nhà Bè có ô nhiễm hơn trước đo,ù nhưng không phải là nặng nề như là một số dư luận người ta nói.

VOA: Thưa ông như vậy thì nguồn nước cung cấp cho thành phố có bị ảnh hưởng vì sự ô nhiễm nay hay không?

Chúng tôi có lấy nguồn nước sạch cung cấp cho Thành phố HCM từ nguồn nước ở Hóa An Đồng Nai thì rõ ràng lưu vực này là chúng tôi, qua kiểm tra, qua giám sát thì cũng đảm bảo để lấy lượng nước về cho sinh hoạt Thành phố HCM. Tuy nhiên cũng xin báo thêm rằng mức độ ô nhiễm về hữu cơ, ô nhiễm về vi sinh, ngoài ra do giao thông thủy hiện nay, có một số ô nhiễm dầu trên hạ lưu của Nhà Bè nhưng không gây ảnh hưởng đến việc lấy nước sinh hoạt cho Thành phố HCM.

VOA: Xin cám ơn ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG