Đường dẫn truy cập

Các chuyến bay đường dài có thể tăng nguy cơ máu đóng cục ở hai chân


Đi trên các chuyến bay đường dài có thể tăng nguy cơ máu đóng cục ở hai chân, một tình trạng có tiềm năng vong gây tử vong đã được biết đến hơn nửa thế kỷ qua. Mới đây các nhà nghiên cứu người Anh cho biết thủ phạm của chứng này không phải là áp suất không khí trong khoang máy bay như một số người đã tưởng. Các nhà khoa học này nói rằng hiện tượng này do việc thiếu sự vận động gây ra. Thông tín viên David McAlary của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ có bài tường trình sau đây.

Cách đây không lâu trên một chuyến bay đi từ Anh đến Australia, hành khách tên Simon Snedden đã làm theo những gì mà ông vẫn thường làm trên các chuyến bay.

Cuộc hành trình như thường lệ, đó là lên máy bay, ổn định chỗ ngồi, xem phim rồi ngủ gà ngủ gật.

Từ bây giờ trở đi ông Snedden sẽ thay đổi những thói quen này, trong đó có việc phải chú ý đến những hoạt động của đôi chân một chút. Sỡ dĩ có sự thay đổi này là vì ông Snedden đã tham gia cuộc nghiên cứu mới đây về các điều kiện khi du hành bằng máy bay có thể dẫn đến chứng máu bị đóng cục, hoặc chứng tĩnh mạch bị huyết khối.

Bác sĩ William Toff của Đại Học Lesester giải thích rằng tình trạng này rất nguy hiểm vì những lý do sau đây :

Quan sát kỹ các cục máu đặc biệt tụ ở các tĩnh mạnh lớn hơn ở phía trên của chân, chúng có thể long ra và trôi về tim và phổi, tại đó chúng sẽ làm tắt nghẽn dòng tuần hòan của máu và có những trường hợp sẽ dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Toff và các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiện cứu về vấn đề này. Ông Simon Snedden và 72 người khác có sức khỏe tốt tình nguyện tham gia cuộc nghiên cứu này. Họ muốn biết liệu chứng máu đóng cục này có phải do việc thiếu dưỡng khí và áp suất không khí thấp trong khoang máy bay gây ra hay không.

Những người tình nguyện được đưa vào ở trong một phòng chật hẹp theo từng ca kéo dài 8 giờ đồng hồ, có những điều kiện được tái tạo giống như trong một chuyến bay thật sự. Kế đến các nhà nghiên cứu giảm áp suất không khí và mức dưỡng khí trong phòng sao cho giống với mức độ thực trong một chuyến bay, và họ còn đặt cả một chiếc bàn vào giữa cho thật giống với khoang máy bay. Sau đó để so sánh, các nhà nghiên cứu đã để những người tình nguyện ở trong phòng chật này 8 giờ đồng hồ nhưng trong điều kiện mức dưỡng khí và áp xuất bình thường.

Có một vài thay đổi trong việc máu bị đông cục, thế nhưng tỉ lệ máu đóng cục thì giống nhau trong cả hai trường hợp thí nghiệm.

Bác sĩ Toff giải thích rằng các xét nghiệm máu trước và sau thí nghiệm thực hiện trong căn phòng giả khoang máy bay đã cho thấy kết quả.

Chúng tôi đã xem xét kỹ một loạt các chỉ dấu của máu. Chúng tôi xem xét tất cả mọi khía cạnh của cơ chế gây tình trạng máu bị đóng cục. Chúng tôi không tìm được một bằng chứng nào cho thấy áp suất và mức dưỡng khí thấp là yếu tố tác động lên quá trình đóng cục của máu.

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng mức độ máu bị đóng cục có thể tùy thuộc vào thời gian ngồi không vận động suốt 8 tiếng của cuộc hành trình. Bác sĩ Toff khuyên các hành khách nên duỗi chân, co duỗi khớp gối và mắt cá, khi nào có thể thì đứng lên và đi lại.

Đi lại đường dài bằng bất cứ phương tiện nào, máy bay, tàu lửa hoặc xe hơi đều làm tăng nguy cơ nguy cơ máu bị đóng cục. Mọi người phải nên áp dụng những biện pháp đề phòng cẩn thận tùy theo mức độ rủi ro của từng người.

Kết quả cuộc nghiên cứu này được đăng trên Đặc San của Hiệp Hội Y Học Hoa Kỳ.

Bình luận về kết quả cuộc nghiên cứu này, bác sĩ chuyên về thể thao Peter Barsch của Đại Học Heidelberg lưu ý rằng chỉ có một số ít người cao niên và phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai tham gia cuộc nghiên cứu này, do đó kết luận của cuộc nghiên cứu không bao gồm hai nhóm đối tượng này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG