Đường dẫn truy cập

Nước Mỹ có bao nhiêu tiểu bang ?


Trong tuần này đài nhận được một câu hỏi của thính gải ở Sri Lanka thắc mắc không biết nước Mỹ có bao nhiêu tiểu bang. Cô nói rằng các giáo sư trong trường đại học cho cô biết nước Mỹ có 50 tiểu bang nhưng bạn bè của cô thì lại nói là có đến 52 tiểu bang tất cả, vậy thì ai đúng, ai sai ? Mời quí vị nghe biên tập viên Caty Weaver giải thích về thắc mắc này trong Lá Thư Mỹ Quốc tuần này.

Chắc chắn nữ thính giả này nên tin tưởng nơi các giáo sư trong trường đại học hơn là tin bạn. Nước Mỹ có 50 tiểu bang. Tuy nhiên, một số người hay nhầm lẫn khi nhắc đến tên Puerto Rico, một hòn đảo trong vùng biển Caribê. Nhiều người lầm tưởng đảo này là một tiểu bang của Hoa kỳ. Đảo này vẫn thuộc quyền sở hữu của nước Mỹ kể từ năm 1898, và trở thành một cộng đồng tự trị của Hoa Kỳ từ năm 1952. Một số cư dân trên đảo Puerto Rico muốn lãnh thổ này trở thành một tiểu bang của nước Mỹ, một số khác thì muốn Puerto trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập, nhưng đại đa số thì muốn giữ nguyên tình trạng hiện nay là một cộng đồng độc lập dưới quyền sở hữu của Hoa Kỳ.

Puerto Rico được gọi là một khu vực đảo của Hoa Kỳ. Dân trên đảo là công dân Mỹ và phải tuân thủ luật pháp Mỹ, nhưng Puerto Rico tự cai trị lấy hòn đảo này.

Dân Puerto Rico không phải trả thuế liên bang, họ không có quyền đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử toàn quốc. Đoàn đại biểu của họ tại quốc hội Hoa Kỳ ở Washington cũng không có quyền biểu quyết. Nhưng cư dân Puerto Rico có quyền phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ còn có các đảo tự trị khác, đó là Guam, Samoa và quần đảo Virgin Islands. Mối quan hệ giữa chính phủ Hoa Kỳ với các đảo này khác nhau. Ngay cả thủ đô Washington, có tên gọi là District of Columbia, cũng không phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ. Thủ đô Washignton chỉ là một khu vực của liên bang. Các nhà làm luật đã thiết lập nên khu vực thủ đô qua hai đạo luật vào cuối thế kỷ thứ 18.

Tiểu bang Maryland và tiểu bang Virginia đã xẻ một phần đất để thành lập thủ đô Washington.

Các cư dân thủ đô Washignton D.C phải đóng thuế, phục vụ trong quân đội và bồi thẩm đoàn. Họ có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử toàn quốc. Các công dân cư trú tại thủ đô bầu một đại biểu vào Hạ Viện liên bang Hoa kỳ, nhưng đại biểu này không có đầy đủ quyền biểu quyết ở quốc hội. Công dân Mỹ cư trú tại thủ đô cũng bầu các dại diện của họ vào chính phủ địa phương. Nhưng các giơiù chức này không có toàn quyền kiểm soát ngân sách và luật lệ của thủ đô. Quốc hội liên bang mới có quyền quyết định tối hậu về các vấn đề này.

Nhiều công dân sống tại thủ đô Washington cho là qui chế này thiếu công bằng nên một số đang đòi phải được quyền đại diện đầy đủ . Nếu quí khách đến thăm thủ đô Washington thì có thể quí vị sẽ nhìn thấy một vài xe dán những hàng chữ bày tỏ sự bất mãn của họ như: “Chúng tôi phải đóng thuế mà không có đại diện.”


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG