Đường dẫn truy cập

Tỉ lệ ly dị tại Hoa Kỳ


Theo các chuyên gia nghiên cứu thuộc đại học Rutgers tại bang New Jersey, thì tỉ lệ ly dị ở nước Mỹ đang giảm xuống, nhưng cũng theo bản phúc trình này thì con số những người Mỹ chọn kết hôn với nhau ngay từ đầu cũng lại đang giảm đi. Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi sự kiện này qua bài viết của TTV Maura Farrelly sau đây:

Tỉ lệ ly dị tại Hoa Kỳ ngày nay gần gấp đôi thập niên 1960. Thống kê thường hay được trích dẫn nhiều nhất là 50% các cuộc hôn nhân tại nước Mỹ sẽ kết thúc bằng ly dị. Nhưng kể từ khi lên tới cao điểm vào đầu thập niên 1980, thì tỉ lệ ly dị tại quốc gia này đã thực sự giảm xuống, theo ý kiến của giáo sư ngành xã hội học David Popenoe. Giáo sư Popenoe là giám đốc Dự Án Nghiên Cứu Hôn Nhân Toàn Quốc thuộc đại học Rutgers.

Lý do chủ yếu ở đây là do người ta lập gia đình muộn hơn. Và điều này có nghĩa là con số những cuộc hôn nhân của trẻ vị thành niên cũng bớt đi. trước đến nay tỉ lệ ly dị trong các cuộc hôn nhân của giới vị thành niên vẫn là cao nhất.

Ngày nay, tuổi trung bìnhhcủa nam giới lập gia đình lần đầu là 27, so với 30 năm trước là 23. Tuổi trung bình của phần lớn các phụ nữ lập gia đình lần đầu hiện nay là 25. Nhưng trong thập niên 1970 tuổi trung bình là 20. Giáo sư David Popenoe nói rằng người dân Mỹ hoãn không lập gia đình sớm để tiếp tục con đường học vấn và xây dựng sự nghiệp. Nhưng điều này không có nghĩa là họ cũng đình hoãn luôn cả những quan hệ cá nhân.

Nếu quí vị hoãn không lập gia đình trong một thời gian nhiều năm thì bạn làm gì trong lúc chờ đợi ? Thế nên chung sống với nhau ngoài hôn nhân là giải pháp tiện lợi nhất.

Chung sống là từ chỉ lề lối ngày càng phổ thông trong đó một người nam và một người nữ thương yêu nhau, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không cưới hỏi. Trong khoảng thời gian giữa những năm 1960 đến 2004, con số những cặp chung sống với nhau như vậy tại Hoa Kỳ đã tăng 1200%.

Ngày nay có chừng 9% các cặp nam nữ chung sống vơiù nhau theo kiểu này tại Hoa Kỳ. Mặc dù tỉ lệ này của Hoa Kỳ chẳng thấm tháp gì so với Châu Âu có thể cao đến 60%, thì mức độ này vẫn cao hơn bao giờ hết tại nước Mỹ tính từ trước đến nay. Nhiều cặp chung sống với nhau như vậy cuối cùng sẽ đi đến hôn nhân chính thức, nhưng không phải là tất cả. Lấy ví dụ, bà Mary Bayless, cư ngụ tại vùng ngoại ô thủ đô Washington , nói rằng có lẽ bà sẽ không bao giờ đi đến hôn nhân với người đàn ông mà bà vẫn chung sống từ 3 năm nay.

Lúc đầu khi chúng tôi bắt đâu hẹn hò với nhau thì ông ấy muốn cưới tôi làm vợ, nhưng tôi thì không muốn. Và rồi khi vụ ly dị của chúng tôi với người cũ xong xuôi thì tôi bắt đầu tính tới chuyện hôn nhân thì ông ấy lại không muốn nói tới nữa. Và giờ đây thì cả hai chúng tôi đều cùng dừng lại ở đó. Điều đơn giản là chúng tôi chẳng muốn có một cuộc hôn nhân chính thức. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi không thương yêu nhau, mà tôi nghĩ là chỉ không muốn đi vào một cuộc hôn nhân với nhau mà thôi.

Nhiều cặp chung sống với nhau thường đã trải qua kinh nghiệm ly dị ở một mức độ nào đó. Hoặc là bản thân của họ từng trải qua một cuộc ly dị, như trường hợp của bà Mary Bayless, hoặc là cha mẹ họ đã ly dị. Theo giáo sư Popenoe thì tỉ lệ các cặp chung sống với nhau ngoài hôn nhân dặc biệt cao trong số những người mà trong khoảng thời gian cuối thập niên 1970 và đầu 1980 họ còn là trẻ con, lúc mà tỉ lệ ly dị tại Hoa Kỳ lên tới cao điểm của nó.

Chúng tôi nhận thấy rằng đặc biệt là những nguơiø đã trải qua cảnh gia đình tan nát vì bố mẹ ly dị chẳng hạn, sẽ rất ngại ngần trước hôn nhân. Họ muốn chắc chắn là tìm gặp được đúng người của họ trước đã, chứ không muốn vôị vàng để rồi chính bản thân lại phải ly dị.

Theo giáo sư David Popenoe thì việc chung sống ngoài hôn nhân đã trở thành một chuyện quá bình thường nên chẳng có mấy áp lực buộc người ta phải chính thức đi đến hôn nhân. Nhưng theo bà Mary Bayless thì các nhà nghiên cứu chớ nên thấy tỉ lệ các cặp chung sống với nhau không cưới hỏi rất cao mà lầm tưởng rằng họ không gặp áp lực gì. Bà nói rằng vẫn có nhiều áp lực xã hội đối với các cặp chung sống như vậy, chỉ có điều là những áp lực đó rất tế nhị.

Tôi 50 tuổi, còn ông ấy thì 47. Tôi rất ghét phải giới thiệu ông ấy là “Bạn trai” của tôi, nghe như thể ở lứa tuổi 15, 17 còn ngồi ghế nhà trường vậy. Và tôi cũng ghét gọi ông ấy bằng những từ khác như “Bạn đồng hành” hay “Người sống chung”.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG