Đường dẫn truy cập

Sự thay đổi dân số tại các thành phố lớn và những khu vực ngoại ô ở Hoa Kỳ


Theo phúc trình mới nhất của Văn Phòng Kiểm Tra Dân số Hoa Kỳ thì cư dân tại một số thành phố lớn nhất tại nước Mỹ đang giảm dần, ngược lại với chiều hướng của thập niên trước. Lá Thư Mỹ Quốc tuần này mời quí thính giả theo dõi các chi tiết liên quan đến việc thay đổi dân số giữa các khu ngoại ô và thành phố qua câu chuyện cuả TTV Barbara Klein.

Trong thập niên 1990 dân số tại nhiều thành phố Mỹ đã gia tăng nhờ luồng sóng người nhập cư và các dự án tái thiết các khu vực trung tâm thành phố để thu hút các cư dân mới bằng những cửa hàng buôn bán và các tiệm ăn. Nhưng theo một phúc trình mới của Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số thì tại 25 thành phố lớn với số cư dân gia tăng chỉ mới cách nay một thập niên hiện đang gặp chiều hướng đảo ngược, tức là dân số bắt đầu giảm xuống. Ông William Frey, một chuyên gia về dân số học làm việc cho viện Brookings, một nhóm nghiên cứu tư tại thủ đô Washington, tin rằng chiều hướng dọn từ thành phố ra ngoại ô sinh sống đang có 3 lực đẩy, lực đẩy quan trọng nhất là hiện tượng nở rộ của ngành công nghiệp kỹ thuật cao trong thập niên 1990 và tiếp theo sau đó là tình trạng tan vỡ của ngành này trong thập niên hiện tại.

Vì công ăn việc làm xuống dốc nhưng cũng lại vì những thành phố này có rất nhiều nơi hấp dẫn nên cho dù số việc làm có giảm đi nhưng giá nhà vẫn cao. Thế nên cư dân dọn ra khỏi các thành phố này vì họ không chịu nổi mức sống đắt đỏ ở đó nữa.

Đólà tình trạng tại Boston, San Francisco, ngay cả tại Minneapolis và St. Paul, hai thành phố trung tây nặng về kỹ thuật cao.

Rất nhiều người nghĩ rằng chiều hướng nhập cư có thể đã thay đối kể từ năm 2000 đến nay. Trong quá khứ, di dân thường dọn thẳng đến ngay các thành phố lớn và rồi từ từ, khi họ khá giả hơn, sẽ dọn ra ngoại ô, giống như mọi nhóm dân Mỹ khác có những khát vọng của họ. Nhưng giờ đây tôi thấy rất nhiều di dân mới đến Mỹ dọn thẳng đến các khu ngoại ô, vì họ đã có sẵn những xóm diềng thân mật và họ hàng vẫn sống từ lâu ở đó, và họ có thể đến cư ngụ ở những cộng đồng ngoại ô đó mà không cần phải đến sống tại những thành phố lớn trước đã.

Vì vậy đó là một phần của vấn đề, nhất là ở một nơi như Chicago, một trong số những thành phố trung tây hấp dẫn đối với các di dân.

Thế các vụ tấn công khủng bố ngay trong lòng thành phố New York có ảnh hưởng đến tình trạng mất dân ở những thành phố lớn hay không ?

Vâng, một số lớn dân chúng nghĩ rằng sống ở các trung tâm thành phố giờ đây không phải là ý kiến hay nữa, mà nên dọn ra ngoại ô. Đây có thể là một chiều hướng lâu dài, nhưng nó có thể đã khởi sự từ 4 năm đầu của thập niên 2000.

Từ lâu các khu vực ngoại ô vẫn trở thành cái đích cho người ta chế diễu, ít nhất là ở Hoa Kỳ, là nơi quá sạch sẽ, quá đơn điệu và không khởi sắc về văn hóa. Thế thì các khu vực ngoại ô, tự nó, có hấp dẫn trở lại để vượt lên trên những trở ngại kinh tế trong các thành phố lớn hay không ?

À, như quí vị biết, ngoại ô luôn luôn là mục tiêu nhắm tới của các gia đình ở Hoa Kỳ. Chúng ta chưa bao giờ yêu thích nền văn hóa đô thị như là loại văn hóa miền quê, những hoạt động ở ngoài trời. Người dân muốn có một khoảng không gian cho riêng họ và sắp đặt cái không gian đó theo ý họ. Khi sống ở vùng thị tứ, người ta phải sống ở trong những khu phố với đủ mọi sắc dân, ngôn ngữ khác nhau, với những người có mức lợi tức khác nhau. Theo tôi thì người Mỹ cảm thấy ngột ngạt trong một bầu không khí như vậy. Vì vậy có thể là qúi vị cứ chế diễu đời sống ngoại ô, nhưng thực sự nó là điều mà người dân Mỹ ao ước. Và tôi không nghĩ là niềm ao ước này sẽ chấm dứt. Theo tôi nếu mà chúng ta còn đủ đất thì các khu vực ngoại ô tiếp tục được mở rộng, và thực sự thì chúng ta có đủ đất và tình trạng ngoại ô hóa vẫn sẽ tiếp tục.

Các khu ngoại ô ngày nay có khác với lúc chúng mới bắt đầu thu hút cư dân từ các thành phố lớn dọn ra hay không ?

Trở lại thập niên 19 50 thì các khu ngoại ô có thể gợi nên hình ảnh những cư dân sống trong các căn nhà biệt lập với vườn tược rộng rãi, cư dân ở đó hầu hết là da trắng chứ không có nhiều người thuộc các sắc dân thiểu số. Ngày nay thì các khu ngoại ô là một thế giới thu nhỏ và chính các thành phố mới khác biệt nhiều hơn.

Vì vậy nếu như quí vị nhìn vào các thành phần dân số của tất cả các khu vực ngoại ô Hoa Kỳ gộp lại thì nó phản ánh tổng cộng thành phần dân số Hoa Kỳ. Các khu vực ngoại ô ngày nay thường giống như những khu ngoại ô thật xa các thành phố trung tâm của thập niên 1950.

Ông Frey nêu thí dụ là hàng ngày một số người từ quận Pike của bang Pennsylvania vẫn lái xe hay dùng xe lửa để đến sở làm mãi tận thành phố New York, tức là cách nhà 2 bang và phải di chuyển trên một quảng đường dài đến 140 kilomét.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG