Đường dẫn truy cập

Tiếng Gọi Của Núi: Cuộc triển lãm tranh về phong tục tập quán của người Việt Nam sinh sống tại miền núi


Trong thời gian qua khi nói về người Thượng, người ta chỉ thường nghe nói đến những bất ổn tại Tây nguyên liên quan đến vấn đề tôn giáo, chứ ít ai biết được những khía cạnh khác trong các sinh hoạt của những dân tộc thiểu số hiền hòa này trên khắp Việt Nam.

Trong thời gian gần đây một số họa sĩ trẻ người Việt và đã mở một cuộc triển lãm hội họa tại thành phố San Jose với sự đóng góp các họa phẩm của cả người Thượng để giới thiệu một phần nào những sắc thái độc đáo trong đời sống mộc mạc của những người miền núi tại Việt Nam. Mới đây Trần Nam trong Ban Việt Ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã đến thăm phòng triển lãm tranh này và tiếp xúc với một trong các họa sĩ nói trên để tìm hiểu về sự kiện vừa kể, và có bài tường trình sau đây:

Trong một khung cảnh không có vẻ gì là rừng núi ở Việt Nam, cuộc triển lãm tranh mang tên Tiếng Gọi Của Núi đã được tổ chức tại một gian phòng ngay giữa trung tâm thương mại của thành phố San Jose, miền Bắc Tiểu Bang California. Cô Jenny Đổ, một trong những họa sĩ có tác phẩm trưng bày tại đây và cũng là người đứng ra tổ chức cuộc triển lãm này đã nói về lý do tại sao cô lại chọn đề tài này cho cuộc triển lãm từ ngày 4 tháng Ba đến 30 tháng Tư năm 2005:

Nói tóm lại đề tài được chọn trong cuộc triển lãm tranh này là Tiếng Gọi Của Núi, có nghĩa là đa số những bức tranh được trình bày trong cuộc triển lãm này đã nói lên phong tục tập quán của người Việt Nam sinh sống tại miền núi ở phía Bắc giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc.

Nói chung là tại vì Jenny về Hà Nội làm việc, coi như là học hỏi các họa sĩ ở Hà Nội ở Huế rất nhiều và cũng ở Saigon. Qua các họa sĩ này mình mới được biết thêm rằng các họa sĩ đã tránh ở thành thị để đi về thôn quê để có cảm hứng, và vì qua đó cho nên Jenny mới được giới thiệu đến một số phong tục tập quán của những người ở miền núi, điển hình nhất là những vùng Hà Giang, Mèo Vạt, những thành thôn miền núi rất dễ thương. Điều quan trọng là những người dân ở đó có những phong tục tập quán rất là đặc biệt. Qua những cái buổi mà Jenny đi đến đó nhiều lần, khi về Jenny mới vẻ các bức tranh nó thể hiện cái tinh thần đoàn kết của những người ở đó và cái sự mộc mạc của họ.

Cô Jenny có thể cho biết một vài thí dụ cụ thể về sự sự kiện này?

Chẳng hạn như trong vấn đề buôn bán, người dân người Kinh mình, hoặc người Hoa thì rất là sành sỏi, tức là khi buôn bán thì lúc nào cũng biết cách làm sao cho có lợi, chẳng hạn như một căn nhà từ bên này tới bên kia đường thôi họ cũng có thể đem bán lại mà họ cũng có thể ăn một gấp đôi nhưng mà đối với những người miền Núi mà Jenny làm việc với họ và nói chuyện với họ thì họ có những vật mà Jenny rất là quí bởi vì background của Jenny là artist historian, Jenny học về sử nghệ thuật, vì vậy khi thấy những vật có tính cách thuần túy dân tộc và cũ kỹ, có một quá trình sử dụng lâu dài thì mình rất mê thành ra cứ xin, chẳng hạn như những đồ bắt cá, những cái Khèn làm bằng tre thành ra mình cứ năn nỉ mua nhưng họ nhất định không bán nhưng khi họ thấy Jenny thích quá thì họ tặng. Cây khèn này được dùng trong những buổi Chợ Tình để gọi tình. Để Jenny thổi một nốt cho anh nghe nhé (tiếng Khèn). Nói tóm lại nó giống như là tiếng nhạc của Tây phương nhưng đây lại là một nhạc cụ rất đơn giản, hoàn toàn bằng tre.

Thưa cô, trong những tác phẩm trưng bày ở đây có sự đóng góp nào của các họa sĩ miền Núi hay không?

Dạ thưa có, thứ nhất là sự đóng góp của chị Đinh Thị Thắm Bông. Chị Thắm Bông là một họa sĩ, một người dân tộc miền Núi. Cô là người giữa người Thái và người Mông. Dù còn trẻ nhưng cô là người rất nổi tiếng tại các nước châu âu. Các nhà sưu tầm tranh khi về Việt Nam thường thường mua tranh của cô vì tranh của cô chuyên vẽ về phụ nữ miền Núi trong một hình thể rất là đặc biệt, không theo Tây phương mà chỉ dùng cách trình bày trong bức tranh có một cái gì đó rất là thiêng liêng mà không phải đi nhai lại của các họa sĩ Tây phương.

Cô có thể giới thiệu thêm một vài bức tranh tiêu biểu trong phòng triển lãm này?

Jenny xin giới thiệu luôn anh Kai Hoàng. Kai Hoàng cũng là người xuất thân từ người Nùng ở trên núi nhưng anh đã ra đi từ khi còn nhỏ thành ra anh đã đến Mỹ và sống bao nhiêu năm . Anh là một trong số nghệ sĩ khá nổi tiếng. Anh đã triển lãm tranh tại nhiều nơi tại Việt Nam và ở nước Mỹ, nhất là San Jose Museum of Modern Art có mua các tác phẩm của anh.

Khi nghe Jenny nói về miền núi thì anh ấy rất là động lòng vì đó là những phong tục tập quán của anh mà lâu nay anh đã không muốn nhắc tới, bây giờ nghe Jenny đem chúng về đây vì vậy anh ấy mới vẽ tấm này gọi là Linh Hồn Của Núi mà báo Văn đã đưa lên hình bìa.

Thêm vào đó là tranh của anh Vũ Cương. Vũ Cương là một họa sĩ ở Hà Nội nhưng mà cũng rất là đam mê cái phong tục Gọi Tình và các phong tục khác của người miền Núi, vì vậy nói chung các bức tranh của anh đều nói về đề tài của những người miền núi hết, thành ra Jenny mời anh tham gia. Đây là những bức tranh nói về Chợ Tình và Gọi Tình.

Cuối cùng là những bức tranh của Jenny. Như Jenny đã có nói với anh hồi nãy, vì cái sự đam mê của Jenny về cái phong tục của người miền núi. Bức tranh này là bức tranh “Rượu Ngô của Mùa Đông”

Thưa cô khi mới nhìn qua, tôi khó mà biết được bức tranh này nói về Rượu Ngô Mùa Đông, vì nó có vẻ như là một hình khối?

Trong bức tranh này Jenny đã đưa những hình ảnh có hơi trừu tượng một chút nhưng mà mình có thể nhận ngay cái nét của người miền Núi. Về cách trang phục khi mình nhìn thấy họ đứng vô như là một cái nhóm nhưng thật ra thì cái khối hình đó nó tương tự như là một cái bầu rượu cần. Nhưng mà ở đây là trên miền núi mà về mùa Đông rất là lạnh, rét vô cùng, có thể nói là nhiều khi dưới không độ. Xung quanh mình lúc nào cũng có khói mây, có thể nói là mình đi trong mây thành ra ở các chợ người ta đứng sát vô để mà có hơi ấm và họ hay dùng những cái chậu có than để sưởi ấm và họ uống ruợu ngô. Đó là 2 thứ mà họ dùng để đối phó với cái lạnh.

Thưa cô, trong thời gian triển lãm với những bức tranh công phu như thế này, kết quả về mặt tài chính như thế nào. Ý tôi muốn nói là các họa sĩ có thể xem đây là phương tiện để sinh sống hay chỉ là vấn đề nghệ thuật?

Dạ thưa anh cũng biết rằng Jenny là luật sư, văn phòng của Jenny ngay bên cạnh. Nói tóm lại cái này không thể nào nhìn nó như là một cách làm để mà sinh sống được tại vì thật sự nó tốn kém rất là cao mà người mua tranh không có bao nhiêu. Jenny được cái may mắn là từ khi mở ra từ ngày mùng 4 tháng 3 đến giờ thì mình đã bán được rấr nhiều, bán được tất cả 14 items, tức là vừa tranh vừa tượng. Đó không phải là một chuyện nhỏ tại vì các Gallery thường thường ít bán được lắm nhưng ở đây đa số là nhờ sự ủng hộ của cộng đồng. Thật sự mà nói thì cái này làm ra không phải là vì vấn đề kinh tế vì tiền thuê chỗ và tiền quảng cáo rất là nặng mà tiền bán tranh thì chỉ có thể tương đối thôi.

Vậy thì chắc có thêm những lý do khác để khiến cô cứ tiếp tục theo đuổi công việc này?

Jenny học về Art History cho nên Jenny được biết thì gần như không ai nói về nghệ thuật Việt Nam hết. Trong khi học về nghệ thuật của các nước thì nghệ thuật Việt Nam là một cái gì đó đã bị lãng quên, không bao giờ được nhắc tới. Khi nói đến người Việt Nam thì người ta lại nghĩ đến chiến tranh Việt Nam, hoặc nói về thung lũng hoa vàng ở đây thì người ta chỉ nghĩ đến những ông kỹ sư chứ không ai nghĩ đến những nghệ sĩ hết, nhưng thật sự thì người Việt Nam mình, về vấn đề yêu thơ là một, yêu tranh là hai thì nhiều lắm chớ không ít đâu. Khi Jenny mở cái này ra thì cái mà Jenny hãnh diện nhất và cảm thấy hạnh phúc nhất là các nghệ sĩ đã đến với Jenny và bảo rằng cám ơn Jenny đã có chỗ này để cho tụi này có tiếng nói.

Thưa cô những người Việt ở xa muốn tìm hiểu về những việc làm này hoặc họ muốn đóng góp những tác phẩm của họ vào các sinh hoạt nghệ thuật như vậy thì họ phải làm thế nào?

Dạ thưa phòng tranh tên là Green Rice Gallery, Website là www.greenricegallery.com và số điện thoại là (408) 691-6489. Mọi người có thể điện thoại hoặc viết thư cho Jenny. Và phòng tranh này không những chỉ có tranh ở đây mà Jenny có nhận làm Exhibition ở các nơi khác, bởi vì tranh có thể được di chuyển đến những nơi nào có những cuộc hội họp mà có tính cách muốn trình bày cái phong tục tập quán của mình thì Jenny sẵn sàng ủng hộ.

Cám ơn cô Jenny đã dành cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ buổi nói chuyện hôm nay.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG