Đường dẫn truy cập

Phỏng vấn giáo sư Ðinh Xuân Quân về Bản phúc trình mới của LHQ về phát triển con người tại Afghanistan


Bản phúc trình về phát triển con người tại Afghanistan mới được LHQ công bố nói rằng quốc gia này đã đạt được những tiến bộ đáng kể về kinh tế, tuy nhiên họ vẫn còn phải đối phó với nhiều khó khăn và tình thế còn khá bấp bênh. Chuyên gia Đinh Xuân Quân, làm việc trong một chương trình của Ngân Hàng Thế Giới giúp chính phủ nước này cải tổ toàn bộ hệ thống hành chính, đã nói chuyện về tình hình tại quốc gia này. Mời quí vị nghe các chi tiết sau đây do Lan Phương ghi nhận:

Chuyên gia Đinh Xuân Quân cho biết những tiến bộ mà Afghanitan đạt được trong 3 năm cầm quyền của tổng thống Hamid Karzai thực ra là về chính trị nhiều hơn là kinh tế. Tổng thống Karzai đang cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ cho Afghanistan, điều mà từ trước đến nay chưa từng thấy ở nước này.

Trước hết phải nói là có một tiến bộ về chính trị nhiều hơn. Chính phủ của tổng thông Karzai đang xây dựng một thể chế dân chủ cho xứ Afghanistan mà đây là một thể chế chưa từng bao giờ có hết. Tiến bộ thứ hai đáng chú ý là vấn đề an ninh.

Vấn đề an ninh cũng là một tiến bộ của Afghanistan. Trong số 34 tỉnh thì có đến 22, 23 tỉnh được an ninh, còn 7,8 tỉnh thuộc miền đông gần biên giới với Paksitan là chưa được an ninh lắm, vì thỉnh thoảng Taleban còn phá hoại với những vụ gài bom bên đường, tuy nhiên không nơi nào bị quấy nhiễu quá nhiều, và những vụ như vậy không ngăn chặn được tiến độ phát triển của Afghanistan.

Quân đội Hoa Kỳ với chừng 18000 binh sỹ đang trấn đóng tại nhửng tỉnh hiểm trở và chưa được an ninh lắm, trong khi lực lượng Nato với chừng 9000 quân đang giúp giữ an ninh tại các tỉnh đã ổn định. Ngoài nhiệm vụ giữ an ninh, lực lượng Nato còn đóng góp rất nhiều, giúp tái thiết Afghanistan như xây trường học , bệnh viện và hạ tầng cơ sở.

Ảnh hưởng của các sứ quân trong đời sống của dân chúng và nền an ninh quốc gia như thế nào ?

Hiện giờ LHQ và các nước khác đã đánh giá vấn đề sứ quân là vấn đề dính liền với vấn đề trồng thuốc phiện. Hiện giờ con số cho thấy 39% GDP của Afghanistan là do mấy ông sứ quân. mà mấy ông sứ quân là phải nhờ thuốc phiện thì mới nuôi được lính. Hiện giờ chính phủ đang có một chương trình rất lớn để giải giới lính của các sứ quân. Tương đối chuyện này cũng thành công và hiện giờ LHQ đã giải giới được 50000 người theo các sứ quân. Mối đe dọa là nó dính vào thuốc phiện thôi. Chứ về an ninh thì các sứ quân không phải là một vấn đề lớn.

Về mặt kinh tế sau hơn 25 năm chiến tranh và gánh nặng những người tỵ nạn từ nước ngoài trở về, nền kinh tế nước này vẫn còn ở mức rất thấp . Phúc trình của LHQ cho biết Afghanistan là một trong 6 nước nghèo nhất thế giới, tuy nhiên nhờ những hoạt động tái thiết và người tỵ nạn gửi tiền về cũng như những người từ nước ngoài đem tiền về đầu tư, nền kinh tế Afhganistan mới đây đã tăng đến 25 % và theo dự kiến, trong những năm sắp tới, mức tăng trưởng kinh tế trung bình sẽ vào khoảng từ 10 đến 12% mỗi năm.

Về an sinh xã hội, chính phủ Afhgnistan có nhu cầu cấp bách phải lo cho con số khoảng 3 triệu người tỵ nạn trở về từ các nước láng giềng như Iran và Paksitan, xây dựng hệ thống y tế tại một nước mà hạ tầng cơ sở quá thiếu thốn không những vì chiến tranh mà còn vì địa thế hiểm trở nữa. Đã vậy mùa đông năm nay lại băng giá nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Đường xá ngập tuyết, địa thế hiểm trở, thiếu củi đốt để sưởi ấm, năm nay có đến cả ngàn trẻ em đã chết vì sưng phổi, nhất là tại các vùng xa xôi vì xe cộ không thể lưu thông được mà chính phủ thì không dủ phương tiện như máy bay để thả thuốc men xuống cho dân chúng tại những nơi hẻo lánh.

Trong lãnh vực giáo dục, Afghanistan đã xây dựng lại được 80% trong số 6800 ngôi trường đã bị hư hoại vì chiến tranh. Trên 60% trẻ trai và khoảng 40% trẻ gái đã được cắp sách đến trường.

Còn về chương trình giáo dục đại học, chuyên gia Đinh Xuân Quân đang giúp chính phủ nước này cải tổ theo chiều hướng như sau:

Tôi đang giúp Bộ Giáo Dục và phát triển Giáo Dục Đại Học. Lấy một thí dụ: về giáo dục đại học thì họ sẽ dạy bằng tiếng Anh, đó là một chương trình mới để sinh viên có thể cập nhật rất là mau vào thế giới. Cái thứ hai là họ dùng tín chỉ chứ không phải là kiểu dạy xưa nữa. Cái thứ ba là họ mang tin học vào trong giáo dục dại học, thứ tư là họ tái huấn luyện giáo sư đại học mà hồi xưa được gửi đi các xứ đông Âu học và bây giờ sự kiểu biết của họ đã lỗi thời, Do đó họ có một chương trình tái huấn luyện các giaó sư đại học. Đó là một cố gắng rất lớn của chính phủ.

Nói chung, giáo dục và y tế tại Afhganistan dược quốc tế viện trợ nên hiện nay đều dược miển phí. Các quốc gia cấp viện đã hứa giúp Afghanisan trong 10 năm. Các trạm y tế cũng đã được thiết lập . Nhiều tổ chức phi chính phủ hiện đang giúp Afghanistan đến cấp huyện trong lãnh vực y tế, nhưng vì địa thế hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt nên các tổ chức này chưa thể xuống tới cấp làng xã được.

Trong khi đó thì Afghanistan lại đạt được tiến bộ ngoạn mục về truyền thông:

Khi tôi ở Hà Nội thì tôi chỉ nghe được là từ 10 đến 13 kinh là nhiều. Ở đây tôi có thể coi được đến 800 kinh, 800 channels về TV. Vấn đề phát triển viễn thông, truyền thông, báo chí tăng có thể đến mấy trăm phần trăm.

Dân chúng bây giờ có thể nói được là gần như các tỉnh là toàn có TV theo hệ thống truyền từ vệ tinh. Ở Kabul cũng nghe được các kênh của Trung Quốc, của Iran, của Pakistan, của Mỹ, kể cả coi được các kênh của Việt nam nữa. Về vấn đề truyền thông thì họ tăng rất nhanh. Báo chí còn tương đối chậm. Tuy có nhiều báo nhưng sự phát triển không nhanh bằng sự phát triển của TV, truyền thông và Internet.

Đó là các phương tiện truyền thông. Thế còn quyền tự do ngôn luận như thế nào ? Chắc không ai có thể ngờ là mới cách nay 3 năm mọi quyền tự do của dân chúng đều bị Taleban cấm đoán mà nay Afghanistan có thể đạt được những tiến bộ vượt bực.

Dân chúng là họ bày tỏ ý kiến rất là thoải mái trên các đài phát thanh. Gần như 24 trên 24 tiếng có thể nghe được dân chúng một là khen, hai là than phiền, ba là không tán thành các chính sách của chính phủ. Ở đây có thể nói được là tự do ngôn luận rất thoải mái.

Trong khi đó thì tiến độ cải tổ hành chính của Afghanistan còn rất chậm. Với một tỉ lệ dân số chỉ có 30% biết đọc, biết viết và tổng số sinh viên trên toàn quốc chỉ có 40 ngàn người, quốc gia này thiếu nhân lực trầm trọng. Tuy nhiên, luật lệ Afghanistan đòi rằng những bộ trưởng trong chính phủ bắt buộc phải có bằng cấp đại học . Chuyên gia Đinh xuân Quân cho biết, hiện nay 80% bộ trưởng trong chính phủ Karzai là những người từ nước ngoài trở về, họ là những người trong số đông đảo các giáo sư đại học, các chuyên gia tốt nghiệp từ các quốc gia tây Âu, Hoa Kỳ hay Canada hồi hương giúp xây dựng lại đất nước. Những người Afhghanistan tỵ nạn trước đây cũng gửi tiền về giúp thân nhân và một số người khá giả đã đem tiền về nước đầu tư, đóng góp vào việc phát triển kinh tế tại quê nhà.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG