Đường dẫn truy cập

Tổng thống bị lật đổ của Sri Lanka đến Thái Lan tạm trú


Một máy báy chở ông Rajapaksa rời khỏi Sri Lanka khi bạo động nổ ra hồi giữa tháng 7/2022 (ảnh tư liệu).
Một máy báy chở ông Rajapaksa rời khỏi Sri Lanka khi bạo động nổ ra hồi giữa tháng 7/2022 (ảnh tư liệu).

Cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đến Thái Lan hôm thứ Năm 11/8, theo ba nhân chứng của Reuters, trong khi ông này tìm nơi tạm trú ở quốc gia Đông Nam Á thứ hai sau khi rời đảo quốc của mình hồi tháng trước trong bối cảnh có hàng loạt cuộc biểu tình.

Ông Rajapaksa đến sân bay Don Muang của Bangkok trên một chuyến bay thuê bao từ Singapore sau khi cơ quan quản lý nhập cư tại đó cho biết trong một tuyên bố hôm 11/8 rằng ông đã rời Singapore.

Ông Rajapaksa dự kiến sẽ tạm thời ở lại Thái Lan sau khi rời Sri Lanka đến Singapore vào ngày 14/7. Ông từ chức ngay sau đó, sau khi diễn ra tình trạng bất ổn chưa từng có gắn với việc chính phủ của ông xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ, và vài ngày sau khi hàng nghìn người biểu tình xông vào tư dinh chính thức và văn phòng của tổng thống.

Nhà chức trách Thái Lan cho biết ông Rajapaksa, cựu sĩ quan quân đội, nguyên thủ quốc gia Sri Lanka đầu tiên thôi chức giữa nhiệm kỳ, không có ý định xin tị nạn chính trị và sẽ chỉ ở lại tạm thời.

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nói với các phóng viên hôm 10/8: “Đây là vấn đề nhân đạo và có thỏa thuận rằng đây chỉ là tạm trú”. Ông Rajapaksa không thể tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào khi ở Thái Lan, ông Prayuth nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cho biết chính phủ Sri Lanka tán thành chuyến đi của ông Rajapaksa tới Thái Lan, đồng thời nói thêm rằng hộ chiếu ngoại giao của cựu tổng thống sẽ cho phép ông ở lại trong 90 ngày.

Ông Rajapaksa không xuất hiện trước công chúng hay bình luận gì kể từ khi rời Sri Lanka. Reuters không thể liên lạc được ngay với ông ấy.

Cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka là hậu quả của một số yếu tố bao gồm dịch COVID-19 đã tàn phá nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch và làm giảm lượng kiều hối từ người lao động ở nước ngoài, giá dầu tăng, cắt giảm thuế một cách dân túy và lệnh cấm nhập khẩu phân bón hóa học trong 7 tháng hồi năm ngoái làm nền nông nghiệp bị tàn phá.

(Reuters)

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG