Đường dẫn truy cập

VN có biện pháp hướng tới việc chấm dứt nạn mua bán mật gấu


Tại các trại sản xuất mật gấu ở Việt Nam, gấu bị nhốt trong chuồng và phải chịu đựng các phẫu thuật để lấy mật từ túi mật dùng làm thuốc gia truyền.
Tại các trại sản xuất mật gấu ở Việt Nam, gấu bị nhốt trong chuồng và phải chịu đựng các phẫu thuật để lấy mật từ túi mật dùng làm thuốc gia truyền.

Các nhà hoạt động cho quyền của động vật ở Việt Nam ca ngợi việc mở rộng một nơi trú thân an toàn cho các sinh vật được cứu khỏi nạn buôn bán mật gấu ở nước này. Thông tín viên Marianne Brown tường trình về các nỗ lực trấn áp việc lấy mật gấu, hơn 20 năm sau khi có lệnh chính thức cấm.

Hai chuồng mới được mở tại một khu bảo tồn gấu trong công viên quốc gia Tam Đảo vào tháng này. Sự kiện này diễn ra sau nhiều năm bất định, theo ông Tuan Bendixsen, giám đốc tại Việt Nam của tổ chức Animals Asia - Động vật Châu Á.

“Cuộc tranh đấu đã kéo dài trong 3 năm qua và chúng tôi không hề nghĩ là chúng tôi có thể tiến xa đến mức này. Việc khai trương hôm nay chứng tỏ chúng tôi được sự ủng hộ không những trên khắp thế giới, mà còn của cả chính phủ Việt Nam nữa.”

Năm 2012, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tìm cách đóng cửa dự án, đặt dưới sự điều hành của tổ chức Động vật Châu Á có trụ sở ở Hong Kong, viện các lý do ‘an ninh quốc gia.’ Các nhà hoạt động nói quyết định này là kết quả vận động của giám đốc một công viên quốc gia sau khi thất bại trong việc thầu xây dựng một khách sạn trên khu đất này. Cuối cùng thủ tướng đã can thiệp và cho phép tổ chức từ thiện tiếp tục hoạt động.

Ông Tuan Bendixsen nói khu bảo tồn là một phần chủ chốt trong nỗ lực chấm dứt các trại sản xuất mật gấu ở Việt Nam. Tại các trại này, gấu bị nhốt trong chuồng và phải chịu đựng các phẫu thuật để lấy mật từ túi mật dùng làm thuốc gia truyền.

“Nay chúng ta có thể dốc toàn lực tiến tới và hy vọng họ sẽ nhân cơ hội này mà tăng tốc việc đóng cửa các trại nuôi gấu.”

Tại lễ khai trương, ông Nguyễn Quốc Hiệu, giám đốc Cục Quản lý và Bảo vệ Rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, nói dự án đã nhận được nhiều sự chú ý của chính phủ.

Ông nói hiện đã hoàn tất khoảng 80% dự án, và đã cứu được 111 con gấu. Các chuồng có đủ chỗ cho 80 con nữa.

Bột mật gấu bán ở Bắc Kinh.
Bột mật gấu bán ở Bắc Kinh.

Chính phủ Việt Nam cấm các trại khai thác mật gấu từ năm 1992, nhưng dân chúng được phép nuôi gấu làm cảnh hay để giúp vui cho du khách. Năm 2005, chính phủ Việt Nam phát động các nỗ lực loại bỏ dần tập tục này. Các giới chức đã đặt những vi chip vào 4.000 con gấu để bảo đảm không có thêm gấu bị bắt ra khỏi rừng, nhưng sự kiểm soát lỏng lẻo của chính quyền đã khiến các trại vẫn tiếp tục hoạt động.

Bà Jill Robinson là người sáng lập tổ chức Động vật Châu Á.

“Ở đây, chúng bị gây mê, tôi phải nói là bằng những loại thuốc không thích hợp, trong các trại, rồi người ta dùng siêu âm để tìm túi mật và rồi lấy kim chích vào túi mật của chúng.”

Lánh xa sự khủng khiếp ở các trại đó, những chú gấu ở khu bảo tồn xoải người trên các bục gỗ, leo trèo lên những cái đu bằng vỏ xe hoặc vọc nước trong những ao hồ bao quanh bởi rừng và một con suối róc rách bên kia hàng rào. Chúng hoàn toàn đổi khác so với những con thú thương lúc được đưa đến khu này. Bà Robinson nói tiếp:

“Không thể so sánh được, khi đến đây, lông của chúng xơ xác, nhiều con còn mất cả lông. Răng của chúng trông thật tệ hại vì nhiều con quen thói cắn vào những chấn song. Nhiều khi chúng có thể bị mù hoặc có những vấn đề khủng khiếp về mắt. Chúng có thể mang những vết sẹo dọc theo thân hình.”

Diễn viên Maggie Q, đại sứ thiện chí của Tổ chức Cứu hộ Gấu đen ở Việt Nam, đang chơi đùa với một chú gấu con tại vườn quốc gia Tam Đảo (hình chụp năm 2009).
Diễn viên Maggie Q, đại sứ thiện chí của Tổ chức Cứu hộ Gấu đen ở Việt Nam, đang chơi đùa với một chú gấu con tại vườn quốc gia Tam Đảo (hình chụp năm 2009).

Song bất chấp thắng lợi này, vẫn còn nhiều việc phải làm, theo ông Bendixsen của tổ chức Động vật Châu Á.

“Các trở ngại lớn nhất là chính phủ Việt Nam cần phải cam kết nhiều hơn hướng tới việc chấm dứt hoạt động lấy mật gấu. Không những về mặt thực thi mà cần có thêm các nguồn lực. Đây là một vấn đề không phải một tổ chức phi chính phủ có thể giải quyết được. Tôi nghĩ chúng ta cần phải hợp lực với chính phủ và chính phủ cần phải cung cấp cho chúng ta tất cả sự hỗ trợ có thể được để chấm dứt công nghiệp này.”

Tháng trước, tổ chức phi chính phủ ở địa phương có tên là Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam, loan báo 2 trại lấy mật gấu ở Vịnh Hạ Long, đã lấy mật một cách bất hợp pháp để bán cho du khách đa số từ Nam Triều Tiên, đã bị đóng cửa sau khi có áp lực của chính quyền địa phương.

Bà Nguyễn Phương Dung là giám đốc của tổ chức bảo vệ an sinh cho động vật này.

Bà Dung nói gấu đã được trả về cho những người chủ đã giữ chúng trước khi gửi chúng đến các trại lấy mật gấu.

Có các dấu hiệu cho thấy công nghiệp mật gấu đang suy giảm, theo bà Dung, nhưng chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa để theo dõi các trại và bảo đảm là không có thêm gấu được đưa đến. Cũng cần phải có những hình phạt mạnh hơn đối với những người vi phạm các luật lệ về lấy mật gấu.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG