Đường dẫn truy cập

Vấn đề Syria chế ngự các cuộc thảo luận tại hội nghị G8


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Lough Erne, Enniskillen, Bắc Ireland, ngày 17 tháng 6, 2013. (Reuters)
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Lough Erne, Enniskillen, Bắc Ireland, ngày 17 tháng 6, 2013. (Reuters)
Các nỗ lực của quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực tại Syria đã chế ngự cả hai ngày họp thượng đỉnh của khối G-8 ở Bắc Ireland. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xung đột với các nhà lãnh đạo G8 khác về việc ông ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thông tín viên VOA Kent Klein tường trình từ Bắc Ireland.

Buổi dạ tiệc vừa ăn vừa làm việc của hội nghị thượng đỉnh hôm thứ hai đã mang tính cách tranh cãi, vào lúc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đã tăng áp lực đối với ông Putin, người nói rằng lật đổ ông Assad sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn ở Trung Ðông. Buổi dạ tiệc tiếp theo một cuộc họp song phương lạnh nhạt giữa ông Obama và ông Putin, không bên nào thay đổi lập trường về chính phủ Assad.

Hoa Kỳ và Nga đồng ý về sự cần thiết phải đàm phán tại Geneva để chấm dứt cuộc đổ máu ở Syria, và 8 nhà lãnh đạo đã dành phần lớn công tác trong ngày thứ ba để hướng tới một thỏa thuận về một hội nghị như thế.

Các cuộc họp tại khu nghỉ mát ở Bắc Ireland đã nêu bật các cách biệt giữa Nga và phương Tây về vũ khí hạt nhân, mà Hoa Kỳ tố cáo Syria đang sử dụng, và quyết định của ông Obama gửi viện trợ quân sự cho phe đối lập ở Syria.

Về chương trình phỏng vấn “Charlie Rose” trên đài PBS, tổng thống tuyên bố việc Hoa Kỳ hậu thuẫn cho phe nổi dậy Syria có thể giúp đẩy mạnh các cuộc đàm phán hòa bình.

Tổng thống Obama nói: “Chúng ta đã hỗ trợ không những sự chống đối chính trị, mà còn cả cho sự chống đối quân sự để có được một đối trọng có tiềm năng dẫn đến các cuộc thương thuyết chính trị, với bằng chứng về vũ khí hóa học, những gì chúng ta đã nói là chúng ta sẽ tăng cường sự hỗ trợ đó.”

Tòa Bạch Ốc cũng loan báo hơn 300 triệu đôla viện trợ nhân đạo thêm cho những người bị ảnh hưởng của vụ xung đột ở Syria. Hoa Kỳ ước tính có 1 triệu 600 ngàn người tỵ nạn đã bỏ chạy khỏi nước.

Ngày thứ nhì và là ngày chót của hội nghị thượng đỉnh cũng tập trung vào các vấn đề kinh tế. Các nhà lãnh đạo G8 đồng ý về một kế hoạch gia tăng sự minh bạch về quyền sở hữu và kiểm soát công ty. Kế hoạch này nhắm mục đích chống nạn rửa tiền, trốn thuế, các công ty bao che và các công ty bình phong dùng để trốn thuế.

Từ Bắc Ireland, tổng thống Hoa Kỳ sẽ đi tiếp tới Berlin.

Tại thủ đô Ðức, ông Obama sẽ nói chuyện trước một đám đông lớn tại Cổng Brandenburg lịch sử. Trước chuyến đi, phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes cho biết bài phát biểu sẽ mang ý nghĩa đặc biệt, 50 năm sau bài phát biểu lừng danh của Tổng thống John F. Kenney “Tôi là nguời Berlin.”

Ông Rhodes nói: “Tổng thống sẽ phát biểu tại phía đông của cánh cổng, một điều không thể có được cách đây 50 năm, nhưng trong bối cảnh tiến bộ đã đạt được ở Ðức, và trong bối cảnh bức tường Berlin đã sụp đổ và nước Ðức đã tái thống nhất, đây là một biểu tượng thực sử cho quan hệ hợp tác mà chúng ta đã thiết lập được.”

Tổng thống cũng sẽ hội kiến Thủ tướng Ðức Angela Merkel, người có phần chắc sẽ bÀy tỏ mối quan ngại về mức độ công tác theo dõi nhắm vào người dân Mỹ và công dân các nước đồng minh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG