Đường dẫn truy cập

Vấn đề Biển Đông trong Đối thoại Sách lược và Kinh tế Mỹ - Trung


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc Đối thoại Sách lược và Kinh tế năm 2014.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc Đối thoại Sách lược và Kinh tế năm 2014.

Các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tập trung vào những thách thức và cơ hội chung trong cuộc Đối thoại Sách lược và Kinh tế vào tuần tới. Trong phiên họp 3 ngày ở Washington, các nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cũng sẽ nêu ra những quan ngại về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, sự can dự mà Trung Quốc bị cáo buộc với những vụ vi phạm an ninh mạng và các dự án xây dựng gây nhiều tranh cãi của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Khi các nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc tề tựu tại cuộc Đối thoại Sách lược ở Bắc Kinh năm ngoái, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố khi đối mặt với các vấn đề, điều cấp thiết là cả hai nước phải hợp tác để giải quyết những vấn đề đó, thay vì nhận thấy các vấn đề đó là “đáng sợ”.

Trước khi đi dự các cuộc đàm phán năm nay, một giới chức Hoa Kỳ nói hai nước sẽ tập trung vào những mối quan ngại chung như biến đổi khí hậu và giải quyết những mối quan ngại chung về các chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên, nhưng cũng có việc bàn luận về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, theo Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russell đặc trách các vấn dề Đông Á Thái Bình Dương:

“Việc siết chặt không gian dành cho hoạt động của xã hội dân sự tại Trung Quốc, những trở ngại mà các phóng viên phải đối mặt khi hoạt động ở Trung Quốc, bản chất có nhiều vấn đề về luật lệ có liên quan đến NGO, dự thảo luật đó, đã gây ra quá nhiều lo ngại và chống đối. Tôi chắc chắn những vấn đề này sẽ nằm trong số những vấn đề có thể và sẽ được đưa ra”.

Vấn đề Biển Đông là một quan ngại của Hoa Kỳ

Việc Trung Quốc xây dựng trên những hòn đảo và bờ đá trong hải phận có tranh chấp ở Biển Đông cũng là một quan ngại của Hoa Kỳ. Ông Daniel Russel nói:

“Điều chúng tôi đang trông đợi là một vùng Biển Đông trong đó một con thuyền nhỏ nhất của Philippines, Việt Nam hay Malaysia có thể đi lại trong hải phận quốc tế với sự tin tưởng mà một chiến hạm của Mỹ có thể có trong không gian đó”.

Các cường quốc trong khu vực đang chờ đợi xem liệu Hoa Kỳ có ủng hộ những gì mà họ nói là thái độ không thể chấp nhận được của Trung Quốc trong vùng Biển Đông, theo nhận định của chuyên gia về châu Á Alison Kaufman, người ra phát biểu trước một ủy ban của Hạ viện.

“Tôi vẫn nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ không làm gì cả - nếu Trung Quốc thiết lập những hình thức đòi chủ quyền dài hạn như thế này và Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi các mối quan hệ về tất cả các lãnh vực khác – thì những nước trong khu vực sẽ nói: 'Ồ, ắt hẳn quý vị không có ý nói như thế'".

Vấn đề toàn cầu

Nhưng một mình Hoa Kỳ không có mấy thế mạnh với Trung Quốc về vấn đề này, theo cố cấn về châu Á Bonnie Glaser:

“Đây thực sự là một vấn đề toàn cầu. Các nước trên khắp thế giới đều dự phần quan trọng vào việc bảo toàn sự ổn định ở Biển Đông. Mỗi nước đều có tàu thuyến đi lại qua đó”.

Trong cuộc Đối thoại Sách lược, các giới chức Hoa Kỳ cũng sẽ nêu lên những quan ngại về vai trò mà Trung Quóc bị nghi là đóng trong những vụ tiết lộ dữ liệu của Hoa Kỳ, như vụ được thông báo hồi đầu tháng này có thể đã phơi bày thông tin cá nhân của hàng triệu nhân viên cũ và hiện đang phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ. Cố vấn Bonnie Glaser nói tiếp:

“Tôi nghĩ đây là một trong những vấn đề gai góc nhất trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.

Bà Glaser nói Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không đạt được tiến bộ về vấn đề này bất chấp sự kiện vấn đề đã được đề cập đến ở các cấp bậc cao nhất trong chính phủ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG