Đường dẫn truy cập

Trung Quốc nhắm mục tiêu thắt chặt kiểm soát tôn giáo


Những tín đồ cầu nguyện tại nhờ thờ Công giáo Liuhe ở làng Liuhe, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, ngày 11 tháng 9 năm 2011.
Những tín đồ cầu nguyện tại nhờ thờ Công giáo Liuhe ở làng Liuhe, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, ngày 11 tháng 9 năm 2011.

Mặc dù kiểm soát chặt chẽ tôn giáo, và tiếp tục đàn áp vùng Tân Cương với đại đa số là người Hồi giáo cũng như người Thiên Chúa giáo ở tỉnh Chiết Giang phía đông, Đảng Cộng sản vô thần của Trung Quốc dường như đang chật vật tìm cách siết chặt kiểm soát đối với tôn giáo trong khi số lượng tín đồ gia tăng.

Tại một cuộc họp cấp cao hiếm hoi về tôn giáo cuối tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về "tầm quan trọng đặc biệt" của những vấn đề tôn giáo và cách thức mà chính quyền nên hướng tín hữu yêu nước, yêu dân tộc và ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Sự xâm nhập từ nước ngoài

Ông cũng cảnh báo đảng đề phòng những sự xâm nhập về tôn giáo và điều mà ông gọi là "sự xâm nhập tư tưởng của những kẻ cực đoan" từ nước ngoài.

Theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã, ông Tập cũng nói rằng, "tôn giáo không được can thiệp vào việc quản trị của chính phủ, ngành tư pháp hay giáo dục bằng bất cứ cách nào."

Sáu trong số bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan đầy quyền lực đưa ra những quyết định, đã dự cuộc họp này, và cuộc họp cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do tôn giáo và nền pháp trị. Nhưng với những hạn chế nghiêm ngặt của đảng ở Tân Cương, nơi mà nhà chức trách đã cấm những biểu hiện tôn giáo công khai như để râu và mang mạng che mặt, và ở tỉnh Chiết Giang, nơi mà chính quyền vẫn đang tháo dỡ thánh giá khỏi nhà thờ, phát biểu của ông Tập là nguồn gây nên mối lo ngại hơn là sự trấn an cho một số người.

Nhân viên an ninh mặc thường phục quay phim khi tập trung để bắt giữ những tín đồ lên xe buýt gần một tòa nhà. Những người đứng đầu nhà thờ chưa được đăng ký Shouwang đã kêu gọi giáo dân tụ tập tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10 tháng 2 năm 2011.
Nhân viên an ninh mặc thường phục quay phim khi tập trung để bắt giữ những tín đồ lên xe buýt gần một tòa nhà. Những người đứng đầu nhà thờ chưa được đăng ký Shouwang đã kêu gọi giáo dân tụ tập tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10 tháng 2 năm 2011.

Lời nói sáo rỗng

Tô Thiên Phúc, mục sư và lãnh đạo Giáo Hội Hoạt Thạch nói: "Hiến pháp của Trung Quốc từ lâu bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng đó là thứ rất khó để thực hiện được, quyền tự do tôn giáo thực sự. Dù [giới chức] nói về tự do tôn giáo tại buổi làm việc, nó là thứ mà chúng tôi vẫn thấy khó có thể lạc quan."

Điều mà một số người đang tìm kiếm là sự rõ ràng hơn và ít những phát biểu mơ hồ về tư tưởng hơn.

Luật sư Lý Quý Sinh nói: "Có quá ít chi tiết cụ thể trong những gì đã nói ... có rất nhiều nhà thờ tại gia trên khắp cả nước, quý vị có thể đưa ra ít nhất một câu trả lời đơn giản được không: những nhà thờ có thể đăng ký không? Mọi thứ khác, nói về chủ nghĩa Marx và tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, chỉ là lời nói sáo rỗng."

Ông Lý nói thêm: "Mấy năm trước đây có một dự thảo luật cho tôn giáo mà tôi đã từng nhìn thấy một bản sao và nó bao gồm việc đăng ký những nhà thờ tại gia. Nếu thứ gì đó giống như vậy có thể chuyển cho Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc xem xét thì đó mới là cụ thể."

Luật tôn giáo

Những nhà phân tích nói rằng nếu không có luật về tôn giáo, chính quyền sẽ thiếu cơ sở pháp lý để xử lý những vấn đề tôn giáo, gồm cả việc đăng ký nhà thờ tại gia. Ngoài ra, có một loạt những quy định của hơn 30 cơ quan chính phủ cấp tỉnh và thành phố quản lý những vấn đề tôn giáo, cũng như những quy định do Quốc vụ Viện đưa ra vào năm 2004. Tuy nhiên, những nhà phân tích nói rằng tất cả những quy định chỉ biện minh cho sự cai trị của đảng, không phải của pháp luật, một nguyên tắc mà ông Tập Cận Bình cổ súy kể từ khi nhậm chức.

Dự thảo luật tôn giáo đầu tiên của Trung Quốc được đề xuất bởi ông Lưu Bằng, một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan nghiên cứu của chính phủ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và nó được một số người xem là kế hoạch chi tiết có thể trình cho Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan làm luật hàng đầu của đất nước .

Trong khi một số người cho rằng một luật tôn giáo có thể bị nhà chức trách sử dụng để hợp pháp hóa sự kiểm soát chặt chẽ những nhóm tôn giáo, Dương Phụng Cương, một giáo sư xã hội học tại Đại học Purdue ở Mỹ, cho biết không có pháp luật, chính quyền Trung Quốc càng tự do áp đặt ý muốn cá nhân của mình trong việc xử lý những vấn đề tôn giáo.

Một thành viên nhà thờ trôn xi măng để chuẩn bị gắn lại thánh giá ở nhà thờ Tin lành, đã bị chính phủ Trung Quốc dỡ xuống, ở làng Taitou, phía đông Trung Quốc, ngày 29 tháng 7 năm 2015.
Một thành viên nhà thờ trôn xi măng để chuẩn bị gắn lại thánh giá ở nhà thờ Tin lành, đã bị chính phủ Trung Quốc dỡ xuống, ở làng Taitou, phía đông Trung Quốc, ngày 29 tháng 7 năm 2015.

Xa rời thực tiễn

Các nhà phân tích nói những phát biểu tại hội nghị cũng không hoàn toàn mới. Một số phát biểu như cảnh báo về sự xâm nhập từ nước ngoài đã có từ nhiều thập niên qua. Giáo sư Dương nói hầu hết ngôn từ phần nhiều là từ thời Cách mạng Văn hóa, cho thấy đảng xa rời thực tiễn ra sao.

Bây giờ, ông nói mọi người có không gian xã hội nhiều hơn cho tôn giáo và có nhu cầu ngày càng nhiều hơn đối với tôn giáo.

Ông Dương nói: "Xã hội, kinh tế thị trường, tình trạng hiện tại của xã hội khiến cho việc nắm toàn quyền kiểm soát tôn giáo rất khó."

Ước tính số người theo Thiên chúa giáo vào khoảng từ 60 tới 100 triệu người và con số này được cho là đang tăng lên mỗi năm. Một số người thậm chí còn dự đoán cuối cùng con số này có thể vượt qua số lượng Kitô hữu ở Mỹ. Những người theo Phật giáo là khoảng 200 triệu người và Trung Quốc được cho là nơi sinh cư của hơn 20 triệu người Hồi giáo.

Chiến thắng nhỏ?

Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu xem tôn giáo là một mối đe dọa khả dĩ, và có thể là mối lo ngại đang tăng lên khi số lượng tín đồ của Trung Quốc tăng lên. Đảng Cộng sản chỉ có hơn 80 triệu thành viên một chút.

Và trong khi vẫn còn những vấn đề rành rành, chẳng hạn như những vụ trấn áp của chính phủ nhắm vào thánh giá nhà thờ ở Chiết Giang, điều mà nhà chức trách nói là vi phạm luật xây dựng, ông Dương nói điều đáng lưu ý là tỉnh này không được nhắc tới trong phát biểu hay trong cuộc họp.

Ông nói: "Cuộc họp nêu bật bốn tỉnh cho việc quản lý tốt những vấn đề tôn giáo của họ. Và trong bốn tỉnh đó không có tỉnh Chiết Giang."

Về bản chất, cuộc họp không khẳng định phương thức của chính quyền Chiết Giang là đúng. Ông Dương nói điều này là đáng kể, bởi vì bước vào cuộc họp có mối lo ngại rằng nhà chức trách có thể áp dụng phương thức này như một chính sách quốc gia.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG