Đường dẫn truy cập

Tính kháng thuốc gây nguy cơ cho thành quả của việc kiểm soát bệnh lao


Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo số người chết và ốm vì bệnh lao thấp hơn đến hàng triệu người nhờ những thành quả tốt trong các chương trình chẩn đoán và điều trị. Nhưng, trong một bản phúc trình mới, WHO cảnh báo rằng nhiều thành quả này có nguy cơ bị thất thoát nếu tính kháng nhiều thứ thuốc trừ lao không được đưa vào vòng kiểm soát.

WHO báo cáo 8,6 triệu người bị đau ốm vì bệnh lao trong năm 2012 và 1,3 triệu người tử vong, trong đó có 320 ngàn cái chết trong số nguời bị nhiễm HIV dương tính. WHO coi những con số này là quá cao, nhưng nêu ra rằng chúng cho thấy tiến bộ liên tục trong cuộc chiến để kiểm soát bệnh lao.

Theo bản phúc trình, điều trị bệnh lao đã cứu được mạng sống của hơn 22 triệu người từ năm 1995. Bản phúc trình nói con số người chết vì chứng bệnh hay lây và lan truyền trong không khí này đã được giảm xuống 45 phần trăm từ năm 1990.

Ðiều này có nghĩa là thế giới đang đi đúng hướng để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG là cắt giảm số người chết vì bệnh lao xuống một nửa trước năm 2015.

Bất kể tin vui này, WHO cảnh báo rằng thế giới có thể mất đi tất cả những thành quả đạt được trong việc kiểm soát bệnh lao nếu không giải quyết vấn đề ngày càng nghiêm trọng về tính kháng nhiều loại thuốc trừ lao, còn được gọi là MDR-TB.

Bà Karin Weyer là phối hợp viên của nhiều nhà bào chế thuốc, chẩn đoán kháng thuốc trong Chương trình Trừ lao toàn cầu của WHO. Bà nói thách đố thứ nhì là tìm ra khoảng ba triệu người bị bệnh lao mà các hệ thống y tế không nắm được, hoặc vì họ không được chẩn đoán bệnh hoặc vì các ca bệnh của họ không được báo cáo.
Bà nói 3/4 trong số khoảng 450 ngàn ca MDR-TB mỗi năm không được chẩn đoán.

Bà Weyer giải thích: “Bởi vì MDR-TB là một chứng bệnh lây truyền qua không khí, nếu ta không phát hiện và điều trị các ca bệnh này thì đương nhiên sẽ có các hậu quả nghiêm trọng đối với bệnh nhân, nhưng còn đối với cả các xã hội và cộng đồng nữa. Ðiều chúng ta thấy trong năm 2012 đã là một xu hướng rất đáng lo ngại. Chúng ta đã thấy một vài sự gia tăng trong việc chẩn đoán các ca MDR… nhưng, điều chúng ta cũng thấy được là những ca này ngày càng không được đưa vào điều trị.”

WHO cho biết Trung Quốc, Ấn Ðộ và Liên bang Nga có gánh nặng cao nhất về MDR-TB, sau đó là 24 nước khác. Nhiều bệnh nhân không muốn theo một hướng điều trị bởi vì nó kéo dài rất lâu – 24 tháng - rất tốn kém và có một số các phản ứng phụ xấu.

Bản phúc trình nhận thấy 22 nước có gánh nặng cao về bệnh lao chiếm khoảng 80 phần trăm số ca bệnh lao trên thế giới. Bản phúc trình nói bảy trong số các nước này đã đạt các mục tiên MDG về giảm thiểu số ca bệnh, sự lây lan và số tử vong về bệnh lao, trong khi bốn nước khác đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu trước năm 2015.

Bác sĩ Weyer nói với đài VOA rằng Phi châu là một trong những khu vực không đi đúng hướng để đạt các mục tiêu MDG vào năm 2015.

Bác sĩ Weyer nói: “Tôi nghĩ nếu châu Phi có thể xoay xở để đưa bệnh lao vào vòng kiểm soát và ngăn chặn tính kháng thuốc trừ lao, chúng ta có thể ngăn chặn được một tình hình tương tự như ở Ðông Âu. Và một phần vì lý do đó mà chúng ta đang thực sự thúc đẩy các nước Phi châu, bởi vì nếu các nước này phải đối mặt với một cơn dịch MDR trùng hợp với một cơn dịch HIV, thì sẽ thực sự là một thảm họa.”

Tổ chức Y tế Thế giới nói tổ chức đang ở điểm quan trọng trong chương trình kiểm soát bệnh lao. Tổ chức kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp hai tỷ đôla để thu ngắn khoảng cách biệt về tài trợ cần thiết để phòng chống chứng bệnh này và ngăn ngừa một sự đi ngược lại với tất cả các thành quả tốt đã đạt được trong công cuộc phòng chống bệnh lao.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG