Đường dẫn truy cập

Sau Iran, liệu có đạt thỏa thuận hạt nhân với Bắc Triều Tiên?


Bình Nhưỡng đã lưỡng lự trước yêu cầu của Washington là Bắc Triều Tiên trước tiên phải hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân căn cứ trên những thỏa thuận đã qua trước khi có những cuộc thảo luận mới nào.
Bình Nhưỡng đã lưỡng lự trước yêu cầu của Washington là Bắc Triều Tiên trước tiên phải hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân căn cứ trên những thỏa thuận đã qua trước khi có những cuộc thảo luận mới nào.

Triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân mới với BắcTriều Tiên dường như không cải thiện tiếp sau một thỏa thuận nhiều bên nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc bãi bỏ các chế tài.

Thỏa thuận với Tehran tương tự như những thỏa thuận trong quá khứ với Bình Nhưỡng cuối cùng cũng đi đến thất bại, và dường như cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Triều Tiên đều không muốn cố gắng thêm nữa.

Khi được hỏi về phản ứng của Nam Triều Tiên đối với thỏa thuận hạt nhân Iran, và thỏa thuận đó có thể ảnh hưởng như thế nào đối với tình trạng bế tắc hiện nay về chương trình hạt nhân của BắcTriều Tiên, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Lim Byung-chul nói lập trường của Seoul rất kiên quyết.

Ông Lim nói không có thay đổi trong lập trường căn bản của Nam Triều Tiên là vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên phải được giải quyết thông qua một tiến trình toàn diện và có thể kiểm chứng được và theo quan điểm của Nam Triều Tiên, những cuộc thương thuyết đa phương như cuộc thương thuyết 6 bên có ích để giải quyết vấn đề hạt nhân của BắcTriều Tiên.

Ông hối thúc BắcTriều Tiên quay lại bàn đàm phán 6 bên ngay lập tức, với sự tham gia của hai miền Nam, BắcTriều Tiên, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Bình Nhưỡng rời khỏi những cuộc thương thuyết này vào năm 2009 sau khi tái khởi động chương trình hạt nhân và cấm các cuộc thanh sát. Sau khi BắcTriều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba vào năm 2013, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc do Trung Quốc và Hoa Kỳ dẫn đạo đã thông qua những chế tài khắc nghiệt lên ngành ngân hàng, du lịch và thương mại của BắcTriều Tiên.

Nhưng Bình Nhưỡng đã lưỡng lự trước yêu cầu của Washington là Bắc Triều Tiên trước tiên phải hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân căn cứ trên những thỏa thuận đã qua trước khi có những cuộc thảo luận mới nào.

Ông Kim Young-hyun, giáo sư nghiên cứu về BắcTriều Tiên của trường đại học Dongguk nói thành công với Iran có thể đưa đến một nỗ lực ngoại giao mới chú trọng đến BắcTriều Tiên.

Giáo sư Kim nói thỏa thuận với Iran có thể bật đèn xanh cho Hoa Kỳ lẫn BắcTriều Tiên để tích cực tìm cách giải quyết vấn đề.

Thỏa thuận khung về hạt nhân với Iran cũng tương tự như những thỏa thuận với Bình Nhưỡng trước đây và được xem như là mẫu mực cho bất cứ thỏa thuận hạt nhân nào trong tương lai trên bán đảo Triều Tiên.

Iran sẽ đồng ý với những hạn chế đối với các cơ sở hạt nhân, các phòng thí nghiệm, mìn và nhà máy, và cho phép các thanh sát viên của cơ quan nguyên tử năng Liên hiệp quốc. Đáp lại, những chế tài kinh tế của Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc và Liên hiệp Châu Âu sẽ được ngưng lại.

Giáo sư Kim nói Hoa Kỳ và đồng minh có thể hoàn tất được cùng kết quả với BắcTriều Tiên nếu có cùng lập trường bớt cứng rắn hơn.

Ông nói lập trường toàn diện đối với vấn đề hạt nhân của Iran, gồm có giảm bớt các cơ sở làm giàu chất uranium và tiến trình giải quyết các vấn đề hạt nhân của Iran vào tháng 6 năm nay diễn ra linh hoạt và dần dần. Trong khi cộng đồng quốc tế tỏ ra nghiêm khắc đối với vấn đề hạt nhân của BắcTriều Tiên, nhưng lại có một lập trường linh hoạt hơn đối với vấn đề hạt nhân của Iran.

Mặt khác, Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đã bị Israel và các người chống đối thuộc phe Cộng hòa trong Quốc hội chỉ trích vì đã thỏa hiệp quá nhiều để đạt được một thỏa thuận với Iran.

Ông George Perkovich thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nói thỏa thuận như thế này đưa ra những thúc đẩy kinh tế cho một chế độ hà khắc để đổi lấy việc tuân thủ các hiệp ước quốc tế hiện hữu, thì có tính cách phân cực về chính trị và mâu thuẫn.

Ông nói: “Chú trọng khung làm việc của một cuộc thương thuyết hơn là tuân thủ nghiêm chỉnh tưởng thưởng cho những thái độ xấu, và việc này gây khó khăn cho mọi người ở đây và các nơi khác ủng hộ.”

Có nhiều phần chắc trọng điểm ngoại giao của Washington sẽ vẫn là chung quyết thỏa thuận khung với Iran trong những tháng tới. Không có dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng thay đổi lập trường đối với BắcTriều Tiên, nhất là bởi vì những thỏa thuận trong quá khứ với Bình Nhưỡng đã tan vỡ, và các vụ phóng phi đạn liên tục và những sự cố có tính cách khiêu khích khác tiếp tục làm căng thẳng leo thang trong khu vực.

Bắc Triều Tiên dọa tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:52 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG