Đường dẫn truy cập

Philippines quan ngại về đoàn tàu đánh cá Trung Quốc gần Trường Sa


Tàu đánh cá Trung Quốc
Tàu đánh cá Trung Quốc
Philippines bày tỏ quan ngại về việc 30 chiếc tàu của Trung Quốc đậu ở gần một bờ đá trong vùng một số đảo đang có tranh chấp mà Trung Quốc đòi chủ quyền một phần ở Biển Ðông. Những chiếc tàu này từ đảo Hải Nam đến hôm chủ nhật, chỉ vài ngày sau khi một diễn đàn khu vực đầy sôi nổi kết thúc mà không đạt được sự đồng thuận về cách thức giải quyết các tranh chấp lãnh hải trong vùng. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật sau đây.

Các hãng tin Trung Quốc nói đi kèm theo đoàn tàu đánh cá gần Bãi đá Vĩnh Thử là một tàu hộ tống có trọng tải 3.000 tấn và một tàu của chính phủ làm công tác bảo vệ. Báo China Daily nói đây là đoàn tàu lớn nhất phát xuất từ tỉnh Hải Nam để thực hiện cuộc đánh bắt cá hàng năm.

Bộ Ngoại giao Philippines đã tức thời phản ứng trước các bản tin và công bố một thông cáo về vụ những chiếc tàu đến gần bãi đá còn gọi là Bãi Chữ Thập.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nhắc lại lập trường của Bộ Ngoại giao.

Ông Hernandez nói: “Chúng tôi muốn đoan chắc là họ không xâm phạm đặc khu kinh tế của chúng tôi và phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi đối với các tài nguyên trong đặc khu kinh tế Zed.”

Bãi đá Chữ Thập nằm cách tỉnh Palawan khoảng 500 kilomet. Nghĩa là ở ngoài phạm vi 370 kilomet cách đường duyên hải của một quốc gia được coi như nằm trong thẩm quyền của quốc gia đó theo luật quốc tế.

Chuyên gia phân tích Carl Thayer chuyên về các vấn đề an ninh ở vùng Biển Nam Trung Hoa tại trường Ðại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Ông gọi thông điệp của Philippines gửi cho Trung Quốc là một “sự đáp ứng ồ ạt.”

Ông Thayer cho biết: “Philippines càng phản đối, thì Trung Quốc càng đáp lại bằng những đường lối tinh ranh. Quân đội không can dự. Quân đội Giải phóng Nhân dân luôn ở hậu cảnh, nhưng chưa trực tiếp can dự.”

Ông Thayer nêu ra kết quả diễn đàn khu vực của Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á ở Campuchia hồi tuần trước là một thí dụ cho thấy Trung Quốc nắm lợi thế mà không cần sự can dự của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, tổ chức khu vực gồm 10 nước ASEAN này đã kết thúc một hội nghị mà không đưa ra một thông cáo chung. Theo các giới chức Philippines, thì vụ giằng co kéo dài nhiều tháng giữa Philippines và Trung Quốc tại một bãi cạn mà Philippines nhận chủ quyền đã được bàn đến nhiều lần trong suốt cuộc hội thảo 4 ngày. Nhưng Bộ trưởng Albert del Rosario nói chủ tịch ASEAN của Campuchia, một đồng minh của Trung Quốc, không muốn bao gồm vấn đề này trong một thông cáo chung.

Ông Thayer giải thích: “Các thành viên ASEAN không chủ yếu can dự vào vụ này chỉ muốn đứng đằng sau và không can thiệp hay trên thực tế coi Philippines như là nguồn gốc của tất cả chuyện này chứ không phải là Trung Quốc, nếu như Philippines ngưng không làm như thế.”

Ngoài Philippines, các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng đòi chủ quyền một số vùng trong Biển Ðông. Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này, với nguồn cá phong phú, các tuyến hàng hải nhộn nhịp và có khả năng chứa các trữ lượng lớn về dầu khí.

Cách đây 10 năm, ASEAN và Trung Quốc đã ký một bộ quy tắc ứng xử không có tính cưỡng hành hứa hẹn sẽ giải quyết những bất đồng về biển một cách êm thắm. Nhưng trong khi nhiều nước muốn giải quyết các vụ tranh chấp qua các cuộc đàm phán đa phương, thì Trung Quốc lại muốn giải quyết với các nước đòi chủ quyền trên căn bản từng nước một.

Ông Thayer trong tình hình 6 tháng nữa là Trung Quốc chuyển qua một ban lãnh đạo mới, thì nước này có thể tiếp tục lợi dụng điều ông gọi là tình trạng “rối loạn” của ASEAN.

VOA Express

XS
SM
MD
LG