Đường dẫn truy cập

110 ký giả thiệt mạng trong năm 2015


Vụ tấn công báo Charlie Hebdo ở Paris được xem là một trong những vụ gây nhiều chết chóc nhất cho ký giả.
Vụ tấn công báo Charlie Hebdo ở Paris được xem là một trong những vụ gây nhiều chết chóc nhất cho ký giả.

Quyền tự do báo chí trong năm 2015 đã sụt xuống mức thấp nhất kể từ 12 năm nay, theo một bản phúc trình mới về vấn đề này.

Freedom House, tác giả bản phúc trình về Quyền Tự do Báo chí năm 2016, viện dẫn các lực lượng chính trị, tội phạm và khủng bố là nguyên do gây ra sự suy sụp về quyền tự do báo chí.

Ngày Tự Do Báo chí Thế giới, được ghi nhận trên toàn cầu vào 3 tháng 5, nhấn mạnh rằng quyền tự do thông tin là một quyền cơ bản của con người, cũng như cân nhắc tình trạng tự do báo chí trên khắp thế giới.

Trọng điểm của ngày này cũng là để nhắc nhở mọi người trên khắp thế giới rằng ở hàng chục quốc gia, các ấn phẩm vẫn còn bị kiểm duyệt, trừng phạt hay cấm đoán, trong khi các nhà báo và các chủ biên bị sách nhiễu, giam giữ và đôi khi bị sát hại.

Ký giả Không biên giới (RWB), một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở ở Pháp, chuyên quảng bá và bênh vực quyền tự do thông tin và tự do báo chí, cho biết 110 ký giả đã thiệt mạng trong quá trình công tác hay có liên quan đến công việc trong năm 2015; 787 người đã bị giết hại kể từ năm 2005.

Trong số 110 ký giả bị thiệt mạng trong năm 2015, RWB nhận thấy:

• 49 người bị ám sát hay biết chắc là bị nhắm làm mục tiêu

• 18 người bị thiệt mạng trong quá trình công tác

• 43 người bị thiệt mạng vì những lý do không rõ

• 27 người là nhà báo công dân

• 7 người làm việc cho các cơ quan truyền thông

• 36% bị thiệt mạng trong những khu vực có chiến tranh

• 97% là công dân các nước trong đó họ bị thiệt mạng.

5 nước gây nhiều chết chóc nhất cho ký giả:

• Iraq

• Syria

• Pháp *

• Yemen

• Nam Sudan

* Vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo hồi tháng Giêng đã làm cho Pháp trở thành nước gây nhiều chết chóc nhất cho ký giả trong năm 2015. Đáp lại những vụ tấn công khủng bố, các giới chức ở Pháp cũng như ở Tây Ban Nha và Vương quốc Anh, đã đề xuất các dự luật chống khủng bố và theo dõi có giới hạn vào năm 2015 vì an ninh công cộng.

5 sự việc gây nhiều chết chóc nhất cho ký giả:

• Vụ tấn công báo Charlie Hebdo ở Paris; 12 người thiệt mạng, trong đó có 8 ký giả

• Vụ chặt đầu phóng viên tự do Nhật Bản Kenji Goto do nhóm Nhà nước Hồi giáo thực hiện

• Vụ chém chết các bloggers Bangladeshi Avijit Roy, Ananta Bijoy, Washiqur Rahman và Niloy Chakrabarti

• Cái chết của phóng viên nhiếp ảnh Ruben Espinosa ở Mexico

• Cái chết của ký giả Somalia Hindiya Mohamed trong vụ đánh bom xe; bà là một trong 2 nữ ký giả bị giết trong năm 2015

Các ký giả bị tù hay bị bắt làm con tin:

Bị bắt giữ: 153 người, trong đó có 23 người đang bị giam giữ ở Trung Quốc

Bị bắt làm con tin: 54 người, 26 người trong đó đang bị giữ ở Syria

(Nguồn: Ký giả Không Biên giới).

VOA Express

XS
SM
MD
LG