Đường dẫn truy cập

Myanmar quyết liệt hơn trong việc tuần tra gần biên giới Bangladesh


Những người di cư, được phát hiện từ các tàu buôn người, đang xếp hàng tại một trại tị nạn tạm thời ở gần hàng rào biên giới giáp Bangladesh của Myanmar.
Những người di cư, được phát hiện từ các tàu buôn người, đang xếp hàng tại một trại tị nạn tạm thời ở gần hàng rào biên giới giáp Bangladesh của Myanmar.

Vào một ngày nắng nóng trên dòng sông Naf, một phần tạo thành biên giới phía tây của Myanmar giáp với Bangladesh, một khu vực các tay buôn bán người thường đón các đối tượng ở cả hai bên biên giới.

Nhưng ở phần này của vùng biên giới, an ninh rất chặt chẽ. Một hàng rào kẽm gai trải ra gần như toàn bộ 63 kilomet chiều dài của con sông Naf, từ đại dương sâu vào đất liền.

Phó cảnh sát trưởng Biên giới Myo Swe nói kể từ khi họ bắt đầu tuần tra các thủy lộ và bờ biển cách đây 2 năm, đã không phát hiện bọn buôn bán người nào ở đây.

“Kể từ khi dựng hàng rào dọc theo đường biên giới này, không thể nào lọt qua được từ điểm này”.

Xa hơn về phía bắc, biên giới Myanmar giáp với các nước láng giềng thiếu an ninh hơn nhiều. Về phía nam, gần thủ phủ khu vực Sittwe, với những đường dọc theo biển dài hơn thì số tuần tra thực hiện ít hơn.

Nhưng ở đây, tại phần biên giới được tăng cường này, giới hữu trách đã xây 27 lô cốt bằng bê tông để ngăn chặn những tay buôn bán người đưa hàng ra biển.

Điều kiện ngặt nghèo trên tàu bè

Trong tháng vừa qua, hải quân nước này đã giải cứu hơn 900 người từ 2 chiếc tàu khác nhau.

Chiếc thứ nhất chở 208 người. Nhà chức trách nói 200 người là từ Bangladesh. Nhưng các giới chức không cho VOA tiếp xúc với 8 người Rohingya trền tàu.

Tại trung tâm tạm giam, nơi họ bị cầm giữ trong khi chờ được hồi hương, những người từ Bangladesh nói với đài VOA về tình trạng ngặt nghèo của họ ngoài biển.

Ông Mohammed nói đó là một cơn ác mộng biến thành sự thực.

“Kinh nghiệm của tôi, trên chiếc tàu đánh cá đó là thê thảm nhất, mà cả đời tôi chưa hề gánh chịu. Chúng tôi được phát cơm 2 lần một ngày trên tàu, và chúng tôi đã sống sót”.

Ông nói thêm rằng họ chỉ được cho một tí nước uống và bị đánh đập nếu xin thêm.

Nhiều người từ Bangladesh và Myanmar đã ra biển để tìm việc làm hay tránh bị đàn áp. Những người khác, như ông Ismail, thì nói ông đến cảng Cox’s Bazaar của Bangladesh để tìm việc làm ở địa phương, nhưng lại quay ra đi xa hơn sau khi gặp một tay trung gian tuyển dụng hứa hẹn việc làm tốt nếu ông chịu lên một trong những chiếc tàu khủng khiếp đó.

“Khi tôi đến đây, một tay trung gian lừa tôi vào vụ rắc rối này. Tôi không định đi Malaysia.”

Với mùa hè sắp đến ở đông nam Á, mùa đi tàu của các tay buôn bán người đã hết. Nhưng khi thời tiết thay đổi vào tháng 10 và điều kiện ngoài đại dương tốt hơn, thì lại có thể có thêm nhiều tàu bè chở đây những người Rohingya và Bengal tuyệt vọng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG