Đường dẫn truy cập

Người đào tị Bắc Triều Tiên mong trở thành nghệ sĩ hip-hop


Trong bài rap của mình, anh Kang nhắc nhở những lãnh đạo Bắc Triều Tiên rằng trong khi họ uống rượu ngoại đắt tiền thì những người dân như anh đang phải ăn vỏ cây và uống nước từ những vũng bùn.
Trong bài rap của mình, anh Kang nhắc nhở những lãnh đạo Bắc Triều Tiên rằng trong khi họ uống rượu ngoại đắt tiền thì những người dân như anh đang phải ăn vỏ cây và uống nước từ những vũng bùn.

Trong số hơn 26.000 người Bắc Triều Tiên đã bỏ trốn khỏi nước này để tìm cuộc sống mới ở Nam Triều Tiên, có một người tị nạn đang tìm cách khởi nghiệp để trở thành nghệ sỹ hip-hop với hy vọng âm nhạc của anh cuối cùng sẽ trở lại quê nhà. Từ Seoul, thông tín viên Jason Strother ghi nhận chi tiết trong bài bài tường trình sau.

“Show Me the Money” (Cho Tôi Xem Tiền) là một chương trình truyền hình thực tế của Nam Triều Tiên đã đem lại nguồn khích lệ lớn cho những người muốn trở thành rapper. Và lần đầu tiên một người Bắc Triều Tiên đào tị đã lên truyền hình dự thi trong chương trình này.

Anh Kang Chun-hyok, 28 tuổi, xuất thân từ tỉnh Bắc Hamgyong ở Bắc Triều Tiên. Anh lớn lên ở đó lúc xảy ra nạn đói được cho là đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Anh Kang nói rằng chính cái kinh nghiệm ấy đã ảnh hưởng đến âm nhạc của anh.

Anh ta nói rằng anh ấy muốn chỉ trích chính phủ Bắc Triều Tiên bởi vì người dân ở đó đã chết vì đói và tuyệt vọng nhưng chế độ vẫn không thay đổi.

Anh Kang hiện đang là một sinh viên tại một trong các trường đại học nghệ thuật hàng đầu của Nam Triều Tiên. Anh nói rằng anh chỉ học về hip-hop sau khi rời khỏi miền Bắc.

Chẳng có gì giống với rap ở Bắc Triều Tiên, anh nói vậy. Anh nhớ lại là đã nghe hip-hop của Nam Triều Tiên lần đầu tiên vào năm 1998 khi anh và gia đình vượt qua biên giới sang Trung Quốc.

Các nhà hoạt động cho người tị nạn nói đối với những người Bắc Triều Tiên có tài như anh Kang, không có nhiều cơ hội cho họ ở quê nhà.

Đó là theo ông Roland Chi của Liên Minh Các Công Dân cho Nhân Quyền Bắc Triều Tiên, một nhóm ủng hộ người tị nạn ở Seoul.

Ông Chi cho biết: "Họ đã bị tẩy não, bất cứ ý tưởng nào về nghệ thuật nào mà họ có đều bị dập tắt, trừ phi nó nhắm mục đích ca ngợi nhà nước Bắc Triều Tiên."

Trong bài rap, anh Kang nhắc nhở lãnh đạo Bắc Triều Tiên rằng trong khi họ uống rượu ngoại đắt tiền thì những người dân như anh đang phải ăn vỏ cây và uống nước từ những vũng bùn.
Trong bài rap, anh Kang nhắc nhở lãnh đạo Bắc Triều Tiên rằng trong khi họ uống rượu ngoại đắt tiền thì những người dân như anh đang phải ăn vỏ cây và uống nước từ những vũng bùn.

Anh Kang Chun-hyok nói mặc dù không thể vượt biên để quay về, anh hy vọng âm nhạc của anh sẽ làm được điều đó.

Nhạc của Nam Triều Tiên vốn đã được phát thanh về miền Bắc qua các đài phát thanh do những người đào tỵ lập ra ở Seoul.

Anh Jang Seong-woo sản xuất chương trình âm nhạc Con Tàu Quê Nhà trên Đài NK Tự Do. Anh nói những người Bắc Triều Tiên đã nghe nhạc pop của Nam Triều Tiên từ mấy chục năm cùng với các chương trình tuyên truyền của chính phủ.

Anh Jang nói trong trương trình của anh, anh thích chơi nhạc sống động của miền Nam. Anh thường chơi các bản nhạc pop cũ của Bắc Triều nhưng cũng chơi cả các bản nhạc K-pop và rap. Anh Jang nói thêm rằng anh cũng muốn chơi nhạc do các nghệ sỹ rời bỏ Bắc Triều Tiên như anh Kang Chun-hyok biểu diễn.

Trong bài rap này, anh Kang nhắc nhở các lãnh đạo Bắc Triều Tiên rằng trong khi họ uống rượu ngoại đắt tiền thì những người dân như anh đang phải ăn vỏ cây và uống nước từ những vũng bùn.

Các ca từ đó sẽ không được chế độ Bình Nhưỡng đón nhận. Nhưng anh Kang nói anh hy vọng âm nhạc của anh sẽ cộng hưởng với nhiều người ở quê nhà.

Anh nói anh không biết chắc những người ở Bắc Triều Tiên sẽ nghĩ gì về những bài hát của anh nhưng có thể những ca từ đó có thể góp phần khởi đầu một cuộc cách mạng ở đó.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG