Đường dẫn truy cập

Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam


Một người phụ nữ cầm tấm bảng với nội dung "Chúng tôi muốn sống" trong cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Một người phụ nữ cầm tấm bảng với nội dung "Chúng tôi muốn sống" trong cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm thứ Năm đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm.

Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, sức khỏe, thực phẩm, nước, vệ sinh môi trường, đã được công nhận trong Công ước Quốc tế về Văn hóa, Kinh tế, Quyền lợi Xã hội mà Việt Nam là một thành viên.

Ông Laurent Meillan, Quyền đại diện Khu vực của OHCHR, nói: “Chính quyền Việt Nam cần áp dụng các khuôn khổ pháp lý và pháp luật để chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người, và đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ngư dân, có quyền tiếp cận các biện pháp hiệu quả”.

Ông Meillan nói thêm: "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ [Việt Nam] tiến hành một cuộc điều tra độc lập, toàn diện và khách quan về những trường hợp được báo cáo sử dụng quá nhiều lực lượng cán bộ thực thi pháp luật”.

Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.

Cuộc biểu tình đã trở thành một thách thức lớn đối với tân chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do công ty Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay còn gọi là ‘thủy triều đỏ’.

Truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 1/5.

Theo The Online Citizen, VOA

VOA Express

XS
SM
MD
LG