Đường dẫn truy cập

Khảo sát: Người dân các nước NATO không ủng hộ cấp vũ khí cho Ukraine


Các binh sĩ Ukraine ngồi ở trên một xe tải quân sự ở Mariinka, Donetsk, miền đông Ukraine, 4/6/2015.
Các binh sĩ Ukraine ngồi ở trên một xe tải quân sự ở Mariinka, Donetsk, miền đông Ukraine, 4/6/2015.

Kết quả của một cuộc thăm dò dư luận công bố hôm thứ Tư cho thấy công chúng của một số nước thành viên NATO quy trách Nga về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhưng ngần ngại ủng hộ chính phủ của họ cấp viện trợ quân sự cho Ukraine hoặc bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào bị Nga tấn công.

Ít hơn 50% những người được khảo sát ở Anh (49%), Tây Ban Nha (48%), Pháp (47%), Ý (40%) và Đức (38%), ủng hộ sử dụng vũ lực quân sự để bảo vệ những đồng minh NATO nếu Nga tiến hành một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với một trong những nước này, theo kết quả khảo sát của Dự án Thái độ Toàn cầu Pew. Cuộc khảo sát của Pew cho thấy Mỹ (56%) và Canada (53%) hơi nghiêng về phía ủng hộ đồng minh nếu những nước này bị tấn công.

Kết quả được công bố vào một thời điểm mà căng thẳng giữa Nga và phương Tây xấu đến mức chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh. Các quốc gia NATO giáp ranh với Nga - các nước vùng Biển Baltic và Ba Lan - đã tăng cường tập trận quân sự và chi tiêu để đối phó với hành vi xâm lấn khả dĩ của Nga.

Điều 5 của Hiến chương NATO quy định những quốc gia thành viên phải bảo vệ nhau nếu một quốc gia bị tấn công.

Cam kết của NATO

Ông Ivan Vejvoda, Phó Chủ tịch Quỹ Marshall Đức, bác bỏ kết quả của Pew, nói rằng "những cuộc thăm dò dư luận ghi nhận ý kiến tại một thời điểm nhất định và không thể phản ánh tình hình trong thời gian thực."

Trong một cuộc phỏng vấn với Ban tiếng Serbia của VOA, ông Vejvoda nói rằng các quan chức dân cử của các nước NATO cam kết tuân thủ hiến chương NATO, và họ đã khẳng định trong cuộc họp gần đây rằng nếu một nước bị tấn công thì tất cả các nước sẽ hợp sức phòng vệ.

Ông nói báo cáo của Pew nên được nhìn nhận trong mối tương quan với các cuộc thăm dò khác được thực hiện ở các nước. "Những gì xảy ra ở Ukraine khiến người ta cảm thấy khó hiểu. Kết quả của Pew là người dân không muốn thấy chiến tranh lần nữa," ông Vejvoda nói. Nhưng ông nói thêm rằng "nếu có sự leo thang thì sẽ có sự thay đổi quan điểm."

Ông Vejvoda nhấn mạnh rằng Liên minh châu Âu và Mỹ đã thể hiện "sự thống nhất lập trường... về thái độ đối với Nga." Thực tế là tại hội nghị thượng đỉnh G7 hồi đầu tuần này, họ đã đồng ý sẽ không có từ bỏ những biện pháp trừng phạt mà thật ra có thể còn tăng cường những biện pháp trừng phạt, ông nói.

"Dù công chúng nghĩ gì đi nữa, những nhà lãnh đạo mà họ đã bầu lên hiểu rằng cần phải đưa ra một thông điệp rất rõ ràng cho Nga, rằng điều này là không thể chấp nhận được," ông Vejvoda nói thêm.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG