Đường dẫn truy cập

Đệ nhất Phu nhân Trung Quốc được chú ý tại nước ngoài


Bà Bành Lệ Viên biểu diễn tại lễ kỉ niệm 10 năm Hồng Kông được trả về Trung Quốc, 30/6/2007.
Bà Bành Lệ Viên biểu diễn tại lễ kỉ niệm 10 năm Hồng Kông được trả về Trung Quốc, 30/6/2007.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lên đường vào thứ Sáu trong chuyến du hành nước ngoài đầu tiên của ông, bao gồm các chặng dừng chân tại Moscow và ba quốc gia Châu Phi. Ông Tập cũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Durban, Nam Phi.

Thông tín viên đài VOA, Bill Ide, có bài tường thuật chi tiết từ Bắc Kinh, nơi báo chí đồn đoán về ảnh hưởng của bà Bành Lệ Viên, người vợ nổi tiếng của ông Tập, sẽ đi cùng với ông.

Tại Trung Quốc, Đệ nhất Phu nhân Bành Lệ Viên cũng nổi tiếng từ lâu như phu quân của bà. Bà là một ca sĩ dân ca nổi tiếng trong nước và cũng là một Đại sứ Thiện chí của Tổ Chức Y Tế Thế Giới vì bệnh AIDS.

Tin về việc bà Bành tháp tùng phu quân trong chuyến đi này đã lôi cuốn sự chú ý rộng rãi trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, nơi có kỳ vọng cao về khả năng của bà giúp nâng cao hình ảnh của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Nhà khoa học chính trị Trường đại học Thanh Hoa, ông Đường Hiểu Dương, phát biểu:

“Đệ nhất Phu nhân của mỗi nước có phong cách và ánh sáng riêng của mình, và điều mà thế giới yêu thích là màu sắc và sự khác biệt.”

Bà Bành thường hay mặc áo choàng dài khi hát những bài ca ngợi Đảng Cộng Sản. Nhưng giờ đây bà sẽ được đánh giá trên một sân khấu khác xa với những cử tọa không quen với nghề ca sĩ của bà.

Khi bà và Chủ tịch Tập Cận Bình tới Moscow, Tanzania, Nam Phi, và Cộng Hòa Dân Chủ Congo, mọi người xem là cơ hội đầu tiên của Chủ tịch để tạo ấn tượng về một nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc trước công chúng nước ngoài.

Tại Nga, Chủ tịch Trung Quốc sẽ tập trung củng cố quan hệ đều đặn lâu dài giữa hai nước và gia tăng hợp tác đã phát triển mạnh trong các lãnh vực như năng lượng, hàng không, không gian và kỹ thuật.

Tại Châu Phi, mục đích không phải chỉ là gia tăng quan hệ thương mại, mà còn là giảm bớt lo ngại rằng quyền lợi chính của Trung Quốc trên đại lục này là đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ của Trung Quốc.

Bà Chung Hinh, giáo sư môn báo chí Trường Đại Học Nhân Dân nói rằng có kỳ vọng cao là bà Bành sẽ giúp phu quân chuyển đi hình ảnh thân thiện của Trung Quốc:

“Bà Bành đẹp và được nhiều người hâm mộ, và bởi vì đây là lần đầu tiên xuất hiện trong vai trò mới của mình, bà sẽ có một ảnh hưởng tốt. Tôi tin rằng tân Đệ nhất Phu nhân sẽ không phải chỉ tạo hình ảnh tích cực lên riêng bà mà còn lên Chủ tịch nước và cả Trung Quốc.”

Bà Bành hy vọng sẽ tham gia một số hoạt động trước công chúng cùng với các đệ nhất phu nhân khác. Một số tin tức báo chí nói rằng thậm chí bà có thể đọc một bài diễn văn trong Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm BRICS vào tuần tới.

Bà Chung Hinh nói rằng một sự kiện nổi bật cho một đệ nhất phu nhân như vậy là một chuyện khác xa với trước đây:

“Trung Quốc không có truyền thống của một đệ nhất phu nhân đi theo tổng thống như tại các nước Phương Tây.”

Mặc dầu những chủ tịch gần đây của Trung Quốc như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào có đem các bà vợ đi nước ngoài với họ, các bà này thường giữ khoảng cách với các ánh đèn màu và hiếm khi được nhắc đến trong phần tin tức của các cơ quan truyền thông Trung Quốc.

Nhà khoa học chính trị Thời Ân Hoằng nói rằng, mặc dầu bà Bành được ưa chuộng tại Trung Quốc, sự thành công ở nước ngoài của chồng bà sẽ tùy thuộc vào kỹ năng chính trị của ông chứ không phải của bà.

“Cho tới nay, vợ ông khá được hâm mộ tại Trung Quốc và có thể tại xã hội phương Đông. Nhưng điều này không quan trọng bởi vì chính ông Tập Cận Bình đã có sức lôi cuốn quần chúng, tại thời điểm này điều đó cũng đủ.”

Bà Bành là vợ thứ nhì của ông Tập. Hai người gặp nhau, hẹn hò và kết hôn sau đó khi ông Tập còn giữ chức thị trưởng thành phố Hạ Môn năm 1987.

Ông Tập Cận Bình chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:10 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG