Đường dẫn truy cập

Biểu tình chống di dân tại nhiều thành phố của châu Âu


Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu bài di dân trong cuộc xuống đường do Pegida tổ chức ở Calais, Pháp, ngày 6/2.
Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu bài di dân trong cuộc xuống đường do Pegida tổ chức ở Calais, Pháp, ngày 6/2.

Ngày thứ Bảy, Pegida,một tổ chức chống Hồi Giáo ở Đức, đã biểu tình tại một vài thành phố châu Âu để phản đối di dân và điều mà tổ chức này gọi là “Hồi Giáo hóa” châu Âu.

Hàng ngàn người ủng hộ Pediga biểu tình tại Dresden, Đức, nơi phát sinh phong trào này.

Cảnh sát chống bạo động đã xung đột với các người biểu tình tại Amsterdam, nơi có khoảng 200 người ủng hộ Pediga tổ chức cuộc biểu tình đầu tiên tại thủ đô Hà Lan. Cảnh sát chống bạo động, đông hơn những người ủng hộ Pediga và những người chống Pediga, đã can thiệp để tách rời hai bên đối nghịch và bắt một số người ở cả hai phía.

Tại Birmingham, Pediga tổ chức cuộc tuần hành đầu tiên tại Anh, dù có không đến 200 người tham dự. Ông Tommy Robinson, người điều phối của Pediga nói việc đổ xô vào châu Âu một triệu rưỡi di dân không nên được lập lại: “Càng có nhiều người Hồi Giáo, càng có ít tự do. Đó là thực tế. Tôi không tin là chúng ta nên mang vào một triệu rưỡi người Hồi Giáo trẻ, đang độ tuổi chiến đấu vào Đức hồi năm ngoái. 600.000 người này đã mất tích. 150.000 người từ Thụy Điển. Chúng ta không biết họ là ai, động cơ của họ tại châu Âu là gì. Chúng ta đã chứng kiến 130 người bị những người được gọi là tị nạn giết tại Pháp. Chúng ta đang có một vấn đề lớn.”

Một số người ủng hộ Pediga như ông Bill Weir bày tỏ quan ngại về một số người Hồi Giáo không có khả năng hội nhập vào xã hội phương Tây: “Chúng ta có một xã hội thực sự đa văn hóa và chúng ta được hưởng lợi về việc này, nhưng sự kiện này đã bị một ý thức hệ đặc biệt làm méo mó, những người trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ không hội nhập với chúng ta. Đó là sự thật, nhiều người không thích và vì vậy tôi bị gọi là kỳ thị chủng tộc, phát xít, quốc xã. Tôi không phải là những người như thế.”

Những cuộc biểu tình khác thân và chống di dân diễn ra vào ngày thứ Bảy tại các thành phố Prague và Brno thuộc Cộng hòa Czech, Warsaw ở Balan, Bra-tislava thuộc Slovakia, Calais và Mont-pellier của Pháp; và Graz tại miền nam Austria.

Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungary và Balan đã có lập trường cứng rắn đối với di dân và chống lại lời kêu gọi của Liên hiệp Châu Âu nhận một số đáng kể người tị nạn.

Pediga bắt đầu một phong trào tại Đức vào giữa năm 2014 và kể từ đó lan sang các nước khác, vào lúc châu Âu vất vả đối phó với cuộc khủng hoảng di dân tệ hại nhất kể từ Thế Chiến Thứ Hai. Có hơn một triệu người, hầu hết trốn khỏi Syria bị chiến tranh tàn phá và tìm cách tị nạn tại các quốc gia châu Âu trong năm 2015, gần một phần ba số người này có mặt tại Đức.

Hàng chục di dân chết chìm trên đường tới Hy Lạp
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:03 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG