Đường dẫn truy cập

Ai Cập: Một số cử tri bầu Tổng thống mà họ ít ghét nhất


Giới trẻ Egypt lại trở lại Quảng trường Tahrir để phản đối kết quả bầu cử tổng thống
Giới trẻ Egypt lại trở lại Quảng trường Tahrir để phản đối kết quả bầu cử tổng thống
Sau hứa hẹn của vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống hậu cách mạng đầu tiên, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổi lên giữa nhiều cử tri về các đức tính tương đối và khuyết điểm của hai ứng cử viên lọt vào vòng chót.

Các đám đông ở quảng trường Tahrir hồi năm ngoái tràn đầy hân hoan; họ đã lật đổ được tổng thống đã tại vị gần 30 năm.

Sự hứa hẹn của cuộc cách mạng vẫn còn đó trong vòng đầu của cuộc bầu cử tổng thống Ai Cập – 13 ứng cử viên ra tranh cử, đa số cử tri đứng trước sự lựa chọn thực sự từ trước đến nay.

Nhưng kết quả của nỗ lực đó - một cuộc bầu cử vòng nhì giữa ứng cử viên Hồi giáo Mohamed Morsi và ứng cử viên của phe bảo thủ Ahmed Shafiq, đã tỏ ra cay đắng đối với nhiều người.

Ða số người Ai Cập đã không bỏ phiếu cho cả hai ứng cử viên này. Bước vào cuộc bầu cử vòng nhì, nhiều người đứng trước một quyết định rầu rĩ là phải quyết định xem họ không ưa ứng cử viên nào nhất.

Tâm lý gia chính trị Said Sadek không phải là một người ủng hộ chính phủ cũ – ông gọi chính phủ đó là “quân phiệt”, nhưng theo ông, một lựa chọn khác còn tệ hại hơn. Ông nói:

“Chính trị có nghĩa là những quan điểm tương đối. Khi dùng đến tôn giáo, là ta nói đến chuyện tuyệt đối: đây là ý kiến của họ, và chỉ có thế thôi.”

Ông Sadek nêu ra những kinh nghiệm về cai trị tôn giáo ở những nơi khác:

“Liệu chúng ta có lập lại cuộc cách mạng ở Iran và những vì mà phe thế tục và cấp tiến của Iran đã làm hay không? rằng vì căm ghét quốc vương của họ mà họ đã hợp tác với một nhóm chính trị mà cuối cùng sẽ tàn sát họ.”

Từ nhiều thập niên, đảng Huynh Ðệ Hồi giáo đã công khai từ bỏ bạo động. Nhưng trong số những người Ai Cập nhận ra rằng nhóm này còn bớt đáng ghét hơn quân đội, thì hứa hẹn hiện nay về sự ôn hòa mang tính bớt thuyết phục hơn.

Rania el Maliki là một nhà bỉnh bút và ủng hộ cuộc cách mạng.
Theo bà el Maliki, ít nhất còn có hy vọng cam kết được đảng Huynh Ðệ khẳng định đối với các quyền tự do dân sự còn tốt hơn là việc đàn áp của phe bảo thủ mà mọi người đều biết.

Bà el-Malki cho rằng người Ai Cập bị kẹt giữa hai sự lựa chọn cùng xấu, hoặc là gặp ác quỷ, hoặc là chết đuối. Theo bà thì trong tình huống ở giữa biển khơi, một phép lạ nào đó có thể xảy ra. Bà sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó hơn là biết phải trở lại chính xác như trước ngày 24 tháng 1 năm 2011.

Thêm vào cái cảm tưởng u ám đó, là khả năng tệ hại nhất của cả hai chọn lựa. Ông Sadek nói:

“Điều tôi lo sợ nhất là một liên minh giữa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít tôn giáo và điều này đã bắt đầu ngay từ lúc khởi sự cuộc cách mạng.”

Tuy không phải tất cả mọi người đều bi quan như thế, đấy là cảm nghĩ của nhiều người, không riêng ở Ai Cập mà ở khắp trong vùng – nơi mà những hy vọng về mùa xuân Ả Rập đã bị các thực tế chính trị làm nguôi ngoai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG