Đường dẫn truy cập

Báo chí Việt-Trung khẩu chiến về chuyến đi Mỹ của ông Trọng


Tổng thống Barack Obama gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục Tòa Bạch Ốc ở thủ đô Washington, ngày 7 tháng 7, 2015.
Tổng thống Barack Obama gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục Tòa Bạch Ốc ở thủ đô Washington, ngày 7 tháng 7, 2015.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến công du Mỹ cuối tuần trước, nhưng dư âm của chuyến đi này vẫn còn vang vọng trên báo chí Việt Nam và Trung Quốc.

Trong một bài xã luận mới đây về chuyến công du mang tính lịch sử của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng Hà Nội “đang chịu sức ép chính trị ngày càng tăng từ Mỹ mà về lâu dài sẽ là một thách thức đối với sự ổn định của Việt Nam”.

Hoàn cầu Thời báo nói thêm: “Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc, và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất”.

Tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa viết thêm: “Cho tới nay, chưa có nước nào hưởng lợi từ việc lôi kéo Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc, và việc này chắc chắn sẽ thất bại”.

Từ xưa, ở Việt Nam luôn luôn có một sự mâu thuẫn và chia rẽ hay khác biệt giữa một phe muốn mở cửa đi với các nước Tây phương, và một phe rất e ngại, muốn đi với Trung Quốc về phương diện ý thức hệ. Cái phe đó là phe đảng. Lần này ông Trọng đại diện cho đảng đã nói lên chuyện đó thì có nghĩa ít nhất chúng ta thấy có sự đồng thuật ở Việt Nam rõ rệt là dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét.

Đáp lại, tờ PetroTimes của Việt Nam dẫn lời ý kiến chuyên gia gọi những bình luận này là “ngang ngược, láo xược, và gây mất đoàn kết quan hệ Việt – Trung".

Về những phản ứng có phần lớn tiếng của báo chí Trung Quốc đối với chuyến công du mang tính biểu tượng của ông Trọng, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Mỹ nhận định:

“Trung Quốc dĩ nhiên quan tâm tới chuyện Việt Nam có đi với Trung Quốc không vì Việt Nam đóng một vị trí rất quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì ở ngay cạnh Trung Quốc. Dĩ nhiên là họ phải quan tâm. Bất cứ có một triệu chứng gì mà Việt Nam hơi nghiêng về Mỹ là họ lại chỉ trích. Đó là điều dễ hiểu”.

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Việt – Trung khẩu chiến. Tháng trước, truyền thông của hai quốc gia cộng sản đã dùng những ngôn từ không hề kiêng nể để đả kích nhau liên quan tới chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.

Trong chuyến công du Hoa Kỳ kết thúc hôm 11/7, ông Nguyễn Phú Trọng đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng cũng như được Phó Tổng thống Joe Biden mở tiệc khoản đãi.

Về kết quả của chuyến đi, giáo sư Hùng nhận định:

“Tôi nghĩ rằng ít nhất nó cũng đặt một nền tảng tốt. Từ xưa, ở Việt Nam luôn luôn có một sự mâu thuẫn và chia rẽ hay khác biệt giữa một phe muốn mở cửa đi với các nước Tây phương, và một phe rất e ngại, muốn đi với Trung Quốc về phương diện ý thức hệ. Cái phe đó là phe đảng. Lần này ông Trọng đại diện cho đảng đã nói lên chuyện đó thì có nghĩa ít nhất chúng ta thấy có sự đồng thuật ở Việt Nam rõ rệt là dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Chuyện đồng ý giữa đảng và nhà nước thì cũng đặt một nền tảng dễ dàng cho những lãnh tụ nối tiếp có sẵn căn bản đồng thuận đấy rồi họ sẽ tiến lên”.

Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam ra Tuyên bố chung về các lĩnh vực đã đạt được thỏa thuận và tầm nhìn chung cho tương lai.

Văn kiện này ghi nhận những phát triển tích cực và có thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua, như việc Hà Nội thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt; Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương; việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng.

Hai nước khẳng định sẽ tăng cường thêm nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện mà Tổng Thống Obama đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013.

Truyền hình vệ tinh VOA 14/7/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG