Đường dẫn truy cập

Người biểu tình bị tấn công trước chuyến thăm của bà Suu Kyi


Các nhà sư Miến Điện và người biểu tình tại các mỏ đồng Letpadaung, gần Mandalay
Các nhà sư Miến Điện và người biểu tình tại các mỏ đồng Letpadaung, gần Mandalay
Lãnh tụ đối lập Miến Ðiện bà Aung San Suu Kyi đã đi thăm vùng núi Letpadaung ở thượng du Miến Ðiện hôm nay để nói chuyện với dân làng nơi một mỏ đồng của Trung Quốc đã gây ra một vụ tranh chấp về quyền sở hữu đất giữa nông dân và chính phủ Miến Ðiện. Chính phủ đã tấn công người biểu tình tại khu vực được đề nghị để mở rộng mỏ, khiến nhiều nhà sư bị thương.

Hồi sớm hôm nay, cảnh sát chống bạo động đã ra tay giải tán người biểu tình ở ba trại tại các mỏ đồng Letpadaung, gần Mandalay ở thượng du Miến Ðiện.

Người ta thấy các nhà sư và dân làng bị thương rút lui về một thiền viện gần đó với trang phục bị cháy xém. Nhưng văn phòng chính phủ đã ra một thông cáo phủ nhận việc sử dụng vũ khí hóa học.

Một phóng viên của ban Miến ngữ đài VOA có mặt tại chỗ cho hay ít nhất 23 nhà sư đã bị thương, một người bị thương nặng. 10 người mất tích và 6 người bị bắt.

Phóng viên này nói lực lượng an ninh đã đột kích vào trại. Họ đã phun vòi rồng nước vào các nhà sư Phật giáo và sau đó ném một quả lựu đạn khói. Vậy là họ đốt nguyên trại, 6 trại tất cả, thế là các nhà sư Phật giáo và những người hoạt động địa phương phải phân tán.

Bà Aung San Suu Kyi là thành viên của một uỷ ban pháp trị tại Quốc hội, đã hoạch định chuyến thăm đến mỏ này sau khi quốc hội thông qua một đề nghị đòi điều tra tác động của các mỏ đối với dân làng. Người phát ngôn của bà là Ohn Kyaing, nói bà dự định họp cả với ban tổ chức cuộc biểu tình.

Cảnh sát đã ra tay giải tán người biểu tình ở ba trại tại các mỏ đồng Letpadaung, gần Mandalay
Cảnh sát đã ra tay giải tán người biểu tình ở ba trại tại các mỏ đồng Letpadaung, gần Mandalay
Người phát ngôn này nói dân làng bị thiệt hại cả về kinh tế lẫn xã hội và các tai ương về môi trường của dự án đó vì thế lãnh tụ đối lập muốn nhìn thấy chiều sâu của tác động đó và muốn nghe dân làng nói về tình hình thực sự rồi sau đó, trong tư cách là chủ tịch ủy ban hòa bình và pháp trị của quốc hội, bà sẽ đưa ra một số đề nghị về các biện pháp mà ủy ban sẽ xúc tiến.

Ông Myint Twin là một luật sư đã làm việc với dân làng ở Monywa để chuyển các yêu cầu của họ qua các tòa án.

Vị luật sư này nói tất cả các đại biểu quốc hội phải biết những khó khăn của người dân thường để họ có thể trình bầy vấn đề trước quốc hội, với hy vọng tìm ra một giải pháp thỏa đáng.

Trước đây, các nỗ lực của dân chúng đã đạt được kết quả ngăn chặn các dự án hạ tầng cơ sở như đập Myitsone. Nhưng Bắc Kinh đã thúc đẩy việc xúc tiến dự án, bất chấp sự phản đối tại sứ quán của họ ở Rangoon.

Trong một cuộc họp báo tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác nhận rằng chính phủ không có kế hoạch đình chỉ việc mở rộng mỏ đồng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói mỏ đồng này là một dự án hợp tác có lợi chung cho cả Trung Quốc lẫn Myanmar. Bồi thường cho việc dời cư, vấn đề phân phối quyền lợi và bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án đã được cả hai bên cùng quyết định. Ông nói các quyết định cũng theo đúng các luật lệ và quy định của Myanmar. Và ông hy vọng tất cả các khu vực của Myanmar sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành quả hoạt động của dự án.

Những người biểu tình khác có liên quan đến vụ phản đối mỏ đã bị bắt hồi đầu tuần và đang chờ được xét xử.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG