Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ cho phép hoạt động từ thiện tại Miến Điện


Một nhân viên của Công ty Đá quí Miến Điện cầm viên hồng ngọc 36 carat, giá nửa triệu euro được bày bán trong cửa hàng đá quí ở Rangoon
Một nhân viên của Công ty Đá quí Miến Điện cầm viên hồng ngọc 36 carat, giá nửa triệu euro được bày bán trong cửa hàng đá quí ở Rangoon

Trong tuần này Hoa Kỳ nới lỏng một số các trừng phạt kinh tế áp dụng từ lâu nhắm vào Miến Điện với hy vọng có thêm cải tổ sau cuộc bầu cử lịch sử hồi đầu tháng này.

Theo những quy định mới do bộ Tài chính đưa ra hôm thứ Ba, các tổ chức nhân đạo tư nhân, tôn giáo và các tổ chức phi lợi nhuận khác sẽ được phép hoạt động từ thiện tại Miến Điện.

Những quy định mới cho phép công dân Hoa Kỳ đầu tư tiền bạc và thực hiện các chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu căn bản của con người tại Miến Điện, trong đó có cứu trợ thiên tai, trợ giúp dân tị nạn, những người phải dời cư, nạn nhân của các vụ xung đột.

Các bước trừng phạt Miến Điện từ:

Hoa Kỳ

- 17 tháng Tư 2012: Bộ Tài chánh Mỹ cho phép những nhóm ở Hoa Kỳ làm từ thiện và công tác nhân đạo tại Miến Điện. - 4 tháng Tư 2012: Các bước chế tài được nới lỏng thêm.

- Cấm vận vũ khí, cấm đầu tư tại Miến Điện và nhiều hàng nhập khẩu.

EU

- 13 tháng Tư 2012: Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọi nới lỏng trừng phạt Miến Điện khi đến thăm nước này. - Tháng 2 năm 2012 Bỏ hạn chế visa nhập cảnh đối với một số giới chức cấp cao.

- Cấm bán vũ khí, giới hạn xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư.

Úc

- 16 tháng Tư 2012: Bỏ hạn chế du hành, ngoại trừ đối với các sĩ quan quân đội cao cấp và những nghi can vi phạm nhân quyền.

- Áp đặt trừng phạt với tập đoàn lãnh đạo Miến Điện trong năm 2007.

Canada

- 12 tháng Tư 2012: Ngoại trưởng John Baird cho biết đang duyệt lại các bước trừng phạt.

- Cấm xuất khẩu vũ khí và mọi loại hàng không liên quan đến nhân đạo, năm 1988.

Nhật

Loan báo bắt đầu lại toàn bộ viện trợ phát triển vào tháng 2 năm 2012, sau 9 năm tạm ngưng.

Những quy định này cũng cho phép phân phối thực phẩm, áo quần, thuốc men, thiết bị y khoa, và cung cấp nơi cư ngụ, nước sạch, phương tiện vệ sinh và cải thiện điều kiện vệ sinh.

Quyết định này cũng cho phép các công dân Mỹ làm việc tại Miến Điện trong các dự án xây dựng dân chủ và quản lý công quyền, trong đó có giải quyết xung đột có sự tham gia của người dân, và các dự án giáo dục nhằm chống nạn mù chữ và gia tăng cơ hội học vấn.

Tiền bạc của Hoa Kỳ giờ đây có thể sử dụng cho những dự án phi thương mại đem lại lợi ích cho nhân dân Miến Điện. Những hoạt động này bao gồm phòng ngừa dịch bệnh, cải thiện sức khỏe các bà mẹ và trẻ em, an ninh lương thực, bảo vệ những chủng loại có nguy cơ diệt chủng, xây dựng và bảo trì trường học, thư viện, trạm y tế, bệnh viện và các cơ cở hạ tầng khác.

Công dân Hoa Kỳ giờ đây cũng có thể sử dụng tiền cho các hoạt động tôn giáo tại Miến Điện như dạy giáo lý, đào tạo người truyền đạo, thiết lập và duy trì những nơi thờ phượng.

Phát ngôn nhân Bộ Tài chính hôm thứ Tư xác nhận rằng các biện pháp trừng phạt về thương mại như nhập khẩu đá quý của Miến Điện và các mặt hàng khác vẫn còn giữ nguyên.

Sau trận bão Nargis hồi tháng 5 năm 2008, làm hằng chục ngàn người thiệt mạng, Hoa Kỳ đã tạm thời nới lỏng các biện pháp trừng phạt tài chánh để cho phép các cơ quan cứu trợ nhân đạo và các cá nhân trợ giúp tài chánh cho nhân dân Miến Điện.

Kể từ khi có cuộc chính phủ dân sự năm 2010, chính phủ Obama đã thay đổi chính sách cô lập hóa Miến Điện, từ từ nới lỏng các biện pháp trừng phạt để tưởng thưởng cho các thay đổi dân chủ tại đây.

Hoa Kỳ cũng dự trù đưa một đại sứ toàn thời gian tới Miến Điện lần đầu tiên trong hơn 2 thập niên. Một số giới chức chính phủ và đại biểu quốc hội chọn lọc sẽ được phép du hành Hoa Kỳ.

Sau vụ đàn áp đẫm máu của chính phủ quân nhân cũ nhắm vào các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1988, và việc chính phủ này không tôn trọng kết quả cuộc bầu cử tự do năm 1990, Hoa Kỳ đã áp đặt biện pháp cấm vận võ khí và không cấp thị thực nhập cảnh cho các giới chức cao cấp của chính phủ.

Năm1997, Tổng thống Bill Clinton đã ký một sắc lệnh cấm bất cứ cá nhân hay công ty Hoa Kỳ có những đầu tư mới tại Miến Điện.

Năm 2003, Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua luật Dân chủ và Tự Do cho Miến Điện, cấm nhập khẩu hàng hóa của Miến Điện.

Năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã ban hành một sắc lệnh áp đặt trừng phạt tài chánh nhắm vào các giới chức chính phủ quân nhân Miến Điện, cũng như gia đình và bè bạn của họ, ngăn không cho họ tiếp cận với các hệ thống tài chánh của Hoa Kỳ. Danh sách các giới chức này đã được tăng lên vào năm 2008.

Cũng năm 2008, Hạ Viện Mỹ đã thông qua luật mang tên cố chủ tịch ủy ban đối ngoại Hạ Viện Tom Lantos, cấm nhập khẩu đá quý hồng ngọc, bích ngọc từ Miến Điện vào Hoa Kỳ.

Khi loan báo hành động nới lỏng mới một số biện pháp chế tài nhắm vào Miến Điện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cảnh báo rằng tiến trình cải tổ dân chủ tại nước này vẫn còn một con đường dài phải đi.

Bà nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp chế tài chừng nào mà chính phủ Miến Điện tiếp tục đạt được tiến bộ dân chủ hơn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG