Đường dẫn truy cập

Trung Quốc, Ðài Loan phê chuẩn hiệp định bảo vệ đầu tư


Thương thuyết gia Trung Quốc Trần Vân Lâm và đối tác phía Ðài Loan, ông Giang Bỉnh Khôn, ký các hiệp định tại Đài Bắc, ngày 9/8/2012
Thương thuyết gia Trung Quốc Trần Vân Lâm và đối tác phía Ðài Loan, ông Giang Bỉnh Khôn, ký các hiệp định tại Đài Bắc, ngày 9/8/2012
Các đối thủ chính trị lâu đời Trung Quốc và Ðài Loan đã ký một thỏa thuận hôm nay dành những bảo đảm pháp lý chưa từng có từ trước đến nay cho các nhà đầu tư của nhau. Các hiệp định đạt được giữa các nhà thương thuyết hàng đầu ở Ðài Bắc mở đường cho các nhà đầu tư giầu có nhưng cho đến này vẫn còn e ngại ở lục địa Trung Quốc bơm tiền vào Ðài Loan.Từ Ðài Bắc, thông tín viên VOA Ralph Jennings gửi về bài tường thuật sau đây.

Thương thuyết gia Trần Vân Lâm của Bắc Kinh và đối tác phía Ðài Loan, ông Giang Bỉnh Khôn, đã ký các hiệp định để nâng cao một cơ chế tài phán, từng bước mở ra các khu vực đầu tư mới và đồng ý thông báo cho phía kia trong vòng 24 giờ đồng hồ nếu một nhà đầu tư bị bắt giữ. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận bảo vệ các nhà đầu tư đã kéo dài trong 2 năm vừa qua trong khi Trung Quốc và Ðài Loan, với các hệ thống pháp lý khác nhau, không thể đồng ý về các chi tiết tài phán. Trung Quốc và Ðài Loan không có quan hệ ngoại giao, khiến cho thỏa thuận bảo vệ này mang tính quan trọng cấp thiết.

Các cơ chế của Trung Quốc muốn đầu tư vào Ðài Loan đã do dự vì lo ngại một sự thay đổi trong chính quyền ở đảo quốc này chuyển từ thân Bắc Kinh qua chống Bắc Kinh có thể đe dọa đến mọi công cuộc đầu tư.

Ông Tony Phoo, kinh tế gai làm việc cho Ngân hàng Standard Chartered ở Ðài Bắc, nói rằng các thỏa thuận bảo vệ sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư quan trọng của Trung Quốc.

Ông Phoo cho biết: “Dứt khoát sự kiện này sẽ có lợi về mặt khả năng Ðài Loan thu hút thêm đầu tư của Trugn Quốc, nhất là từ các cơ sở quốc doanh. Trong bối cảnh bang giao xuyên eo biển còn nhậy cảm, chúng tôi tin rằng các thỏa thuận bảo vệ đầu tư, còn gọi tắt theo tiếng Anh là IPA, có tác dụng như một đòn bẩy thúc cơ sở quốc doanh của Trung Quốc, nhất là những nhà đầu tư nghiêm túc muốn đầu tư vào Ðài Loan.”

Các chuyên gia phân tích thị trường trông đợi các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ mua cổ phần của các công ty Ðài Loan đã niêm yết. Ngành kỹ thuật cao và du lịch, một khu vực lệ thuộc nhiều vào số đến từ Trung Quốc, sẽ thu hút các nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh chóng. Giá cổ phần Ðài Loan được coi như bị đánh giá thấp quá mức bất kể thành tích mạnh của các công ty.

Ông Jack Huang, làm việc tại công ty luật Jones Day ở Ðài Bắc, nói Trung Quốc sẽ mua chứng khoán cũng như mưu tìm liên doanh với các công ty Ðài Loan được điều hành hữu hiệu, nhất là trong ngành kỹ thuật.

Ông Huang nói: “Một phần khá lớn ngân khoản đầu tư bằng đôla Mỹ, hoặc của các công ty Trung Quốc, hoặc của ngân quỹ nhà nước, sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong đó có các chứng khoán của Ðài Loan. Xét cho cùng, chứng khoán Ðài Loan bị đánh giá dưới mức, các công ty Ðài Loan cơ bản là lành mạnh. Có các công ty Trung Quốc và các công ty Ðài Loan hoạt động trong cùng một ngành và nếu như các công ty này có thể liên doanh qua cách này hay cách khác thì mức đầu tư sẽ gia tăng.”

Các chuyên gia phân tích ở Ðài Loan tin rằng Bắc Kinh muốn khoản tiền của họ bơm vào nền kinh tế trị giá 431 tỷ đôla của đảo quốc sẽ mang lại lợi ích về sau này cho công cuộc tái thống nhất về chính trị. Bắc Kinh vẫn nhận chủ quyền Ðài Loan kể từ sau cuộc nội chiến hồi thập niên 1940, khi phe Cộng sản của Mao Trạch Ðông đánh đuổi phe Quốc dân Ðảng của ông Tưởng Giới Thạch. Ðài Loan đã tự trị kể từ khi đó.

Sau khi tổng thống của đảo quốc là ông Mã Anh Cửu lên nhậm chức vào năm 2008, ông đã dẹp qua các bất đồng chính trị để tập trung vào các thỏa thuận mậu dịch và kinh tế. Ông coi quan hệ kinh daoanh với Trung Quốc, nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, là một cách để Ðài Loan cạnh tranh được với các nước Á châu trước đó đã ký các thỏa thuận đầu tư với Bắc Kinh. Kể từ năm 2008, Ðài Loan và Trung Quốc đã củng cố du lịch và cắt giảm thuế nhập khẩu đối với khoảng 800 mặt hàng. Chính phủ của ông Mã đã cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc mua bán thẳng với các công ty Ðài Loan trong 247 khu vực. Họ còn có thể mua chứng khoán lên tới 10 phần trăm cổ phần trong đa số các công ty địa phương.

Ðảng đối lập chính của Ðài Loan, đã nắm quyền từ năm 2000 đến năm 2008, lo ngại rằng việc đầu tư của Trung Quốc có thể buộc đảo quốc lệ thuộc quá nhiều vào một đối thủ chính trị. Trung Quốc đầu tư 1 tỷ đôla tại Ðài Loan vào năm 2010 sau một thỏa thuận cắt giảm thuế quan ký vào năm đó. Tuy nhiên, con số này giảm sút trong năm 2011 trong một cuộc vận động tranh cử Tổng thống lẽ ra có thể đưa phe đối lập trở lại nắm quyền. Ông Mã Anh Cửu đã đắc cử vào nhiệm kỳ thứ hai hồi tháng giêng năm nay.

Các công ty Ðài Loan đã được phép làm ăn ở Trung Quốc từ hồi thập niên 1980. Ðối với họ, các hiệp định ký hôm nay sẽ mở rộng sự bảo vệ trong những vụ tranh chấp thường rất gay go về quyền sở hữu đất đai và những vụ đòi bồi thường lao động. Các thỏa thuận dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG