Đường dẫn truy cập

TPP có thể được thay thế bằng hiệp định mới không có Mỹ - VN sẽ tham gia?


Đại diện các nước tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ở Auckland, New Zealand, 4/2/2016. Khối 12 nước tham gia TPP chiếm gần 40% lượng GDP toàn cầu.
Đại diện các nước tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ở Auckland, New Zealand, 4/2/2016. Khối 12 nước tham gia TPP chiếm gần 40% lượng GDP toàn cầu.

Tổng thống Peru vừa đề xuất một hiệp định thương mại mới để thay thế cho Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và sẽ không có Mỹ tham gia.

Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski nói với kênh truyền hình RT của Nga rằng hiệp định thương mại tự do TPP do Mỹ dẫn đầu có thể được thay bằng một hiệp định tương tự có sự tham gia của Nga và Trung Quốc.

Ngay sau khi tỷ phú Donald Trump, vốn phản đối TPP, đắc cử tổng thống Mỹ, hiệp định thương mại này được coi như đã chết. TPP là một nhân tố quan trọng trong chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Tổng thống Obama.

Tổng thống Peru phát biểu trước thềm Hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC sẽ diễn ra ở thủ đô Lima của Peru vào cuối tuần này.

Đại diện Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ tham gia hội nghị APEC diễn ra vào 19-20 tháng 11.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói Việt Nam sẽ vẫn tìm cách đa phương hóa các quan hệ kinh tế để giữ vững thế độc lập và chủ quyền tại hội nghị. Ông nói:

"Ông Trần Đại Quang chắc chắn sẽ mang theo thông điệp của hội nghị 4 của Trung ương là sẽ tiếp tục đa dạng hóa đa phương hóa và tiếp tục không để cho nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá đáng vào một nền kinh tế nào."

Các nhà lãnh đạo của 21 quốc gia ven Thái Bình Dương – khối kinh tế chiếm 60% lượng GDP toàn cầu – sẽ họp mặt tại hội nghị APEC. Đó cũng là nơi mà các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm sự ủng hộ cho một hiệp định thương mại mà họ đang xúc tiến để đối trọng với TPP. Nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh nói Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán RCEP – hiệp định thương mại do Trung Quốc dẫn đầu:

"Việt Nam cũng đã tham gia ngân hàng đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á VIIB mà Trung Quốc là người đứng đầu tức là Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia trong đó có vai trò của Trung Quốc. Tuy rằng kinh tế Mỹ đối với Việt Nam hiện nay vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Việt Nam lại có thặng dư thương mại đối với Mỹ cho nên nếu như không có TPP và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ giảm sút hoặc đình trệ thì đấy cũng là một điều bất lợi đối với Việt Nam."

Ông Trump ‘buông’ TPP, Trung Quốc đắc lợi?
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:13 0:00

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng trong bối cảnh tương lai của TPP đang bấp bênh thì Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội này “để đục nước béo cò” để thúc đẩy một hiệp định thương mại mới. Ông nói:

"Trung Quốc đã thúc đẩy rất mạnh mẽ hiệp định Hợp tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) và chủ tịch Tập Cận Bình muốn tháng 12 năm 2015 đã ký rồi nhưng cho đến bây giờ thì chưa thấy. Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta hãy rất là cởi mở nhưng cũng rất là tỉnh táo và thận trọng khi đón nhận những tin tức như vậy bởi vì từ những ý tưởng ban đầu cho đến khi thực hiện được vẫn còn 1 khoảng cách khá xa."

Hiệp định RCEP có 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand tham gia đàm phán và theo các chuyên gia, Trung Quốc muốn có được hiệp định này để bành trướng ảnh hưởng hơn nữa trong khu vực. Mặc dù chính quyền mới của Mỹ không mấy mặn mà với TPP nhưng Nhật Bản đã tức thời phê chuẩn TPP sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Theo phân tích của ông Doanh, quyết định này của chính quyền ông Shinzo Abe “sẽ hy vọng tác động đến ông Donald Trump” vì vị tỷ phú này đã có những thay đổi đáng kể đối với các hứa hẹn trước đây sau khi được bầu làm tổng thống kế tiếp của Mỹ.

TPP có thể được thay thế bằng hiệp định mới không có Mỹ - VN sẽ tham gia?
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:19 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG