Đường dẫn truy cập

‘1 triệu người Mỹ nói Quan Thoại trước 2020’


အေမရိကန္ Peace Corps ေစတနာ့့ဝန္ထမ္းမ်ား (သတင္းဓာတ္ပံု - Peace Corps Facebook)
အေမရိကန္ Peace Corps ေစတနာ့့ဝန္ထမ္းမ်ား (သတင္းဓာတ္ပံု - Peace Corps Facebook)

Có hai khuynh hướng ngược chiều hiện nay tại Mỹ, đều liên quan đến Trung Quốc: Số sinh viên học tiếng Quan Thoại tăng mạnh, trong khi sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ có thể “nản” vì chính sách siết chặt chương trình visa lao động H-1B.


1 triệu người học Quan Thoại


Tổ chức US-China Strong Foundation (UCSF), phối hợp thúc đẩy cùng nhiều tổ chức khác, nhắm nâng số sinh viên Mỹ học tiếng Quan Thoại lến đến 1 triệu người vào năm 2020. Theo tường thuật của PBS.

Con số một triệu người học tiếng Quan Thoại cao gấp 5 lần hiện nay.

Tầm quan trọng của quan hệ Mỹ - Trung chính là động lực phía sau việc thúc đẩy sinh viên Mỹ học tiếng Quan Thoại, “nhằm chuẩn bị cho một thế hệ công dân Mỹ dấn thân nhiều hơn với Trung Quốc thông qua thương mại và văn hóa.” Trích lời tường thuật của PBS.

“Chúng tôi nhìn chủ trương này như một nỗ lực rất lâu dài, bảo đảm chúng ta sẽ có một lớp lãnh đạo hiểu biết về Trung Quốc và có thể đảm nhiệm công việc trong mối quan hệ song phương mà chúng ta tin là quan trọng nhất hiện nay.” Carola McGiffert, CEO của tổ chức US-China Strong Foundation, có tổng hành dinh đặt tại Washington, nói với PBS.

Để đạt được mục tiêu ấy, UCSF, được thành lập hồi năm 2013, kiến tạo một mô hình phối hợp ngôn ngữ và văn hóa linh hoạt để các hệ thống trường học địa phương có thể đáp ứng tùy vào nhu cầu.

Tổ chức này cũng hy vọng có thể thúc đẩy các sản phẩm công nghệ để có thể giảng dạy tiếng Quan Thoại. Hiện thời, trường học còn phụ thuộc vào chương trình thỉnh giảng, cung cấp giáo viên đủ cho 2 đến 3 năm.

Theo thống kê, số học sinh Mỹ ở độ tuổi mẫu giáo theo học Quan Thoại đang gia tăng. Một phần là vì các Viện Khổng Tử, một tổ chức có liên hệ với Trung Quốc.

Trước năm 2009, nước Mỹ chỉ có khoảng 10 chương trình song ngữ giảng dạy Quan Thoại. Mùa Thu năm ngoái, con số này tăng đến gần 200.

Hồi tháng Chín, 2015, trong một cuộc họp báo chung với Chủ Tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama tuyên bố phát động nỗ lực “1 Triệu.”

Trong khi đó, sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc lưu trú sau khi tổng thống Donald Trump ra lệnh rà soát lại chương trình visa cho công nhân ngoại quốc làm việc tại Mỹ. Theo tường thuật của Global Times.


8.4% trúng H-1B


Chương trình visa có tên H-1B, từ lâu được sử dụng để nhận nhân công từ nước ngoài vào Mỹ làm việc, đa số trong ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin.

Hiểu một cách tổng quát, sắc lệnh của tổng thống Trump đòi hỏi điều chỉnh, hoặc thay thế, chương trình xổ số H-1B hiện nay bằng một chương trình khác chặt chẽ hơn, nhắm vào nhân công thật sự có kỹ năng cao.

Bằng cách ấy, “chúng tôi gởi tín hiệu mạnh mẽ ra thế giới: Chúng ta bảo vệ công nhân của chúng ta, bảo vệ việc làm của chúng ta, và tối hậu là đặt nước Mỹ lên trước.” Ông Trump từng phát biểu.

Theo tường thuật của Global Times, một công ty di trú có văn phòng tại Bắc Kinh nói rằng, sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ và tốt nghiệp ngành điện toán hay một ngành kỹ thuật khác có cơ hội “trúng số” cao hơn. Tuy nhiên, việc rà soát chương trình H-1B có thể đòi hỏi lương tối thiểu cho nhân công ngoại quốc được tăng lên $130,000, với mức lương khởi đầu vào khoảng $100,000. Mức lương mới sẽ khiến sinh viên du học gặp khó khăn trong việc tính toán ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sử dụng H-1B nhiều nhất.

“Sự thay đổi chương trình H-1B chủ yếu nhắm vào Ấn Độ, nhưng cũng tạo ra lo lắng cho sinh viên Trung Quốc.” Một nhân viên làm việc cho một công ty di trú có trụ sở tại Mỹ nói với Global Times.

“Cho sinh viên đến Mỹ du học rồi tính chuyện ở lại, thì việc siết chặt chương trình H-1B quả là điều đáng lo. Xác suất cho một sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ được vào chương trình xổ số H-1B là 8.4%.” Global Times trích dẫn một ấn phẩm khác.

Trung Quốc hiện là nước đứng đầu thế giới về số du học sinh tại Mỹ. Thống kê cho biết khoảng 328,000 sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ trong năm 2015 – 2016.

Trong khi đó, số đơn nộp xin visa theo chương trình H-1B giảm khoảng 15%, còn gần 200,000 đơn; cao hơn hẳn con số “quota” là 85,000.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG