Đường dẫn truy cập

Mỹ: Thương thảo giảm thâm hụt ngân sách 'không đi đến đâu'


House Speaker John Boehner của bang Ohio cử chỉ như ông nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm riêng với Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner về các cuộc đàm phán vách đá tài chính, trên Đồi Capitol ở Washington, November 29, 2012.
House Speaker John Boehner của bang Ohio cử chỉ như ông nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm riêng với Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner về các cuộc đàm phán vách đá tài chính, trên Đồi Capitol ở Washington, November 29, 2012.
Cuộc giằng co vẫn kéo dài giữa chính quyền Tổng thống Obama và khối Cộng hòa ở Quốc hội về kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách nhằm tránh thuế tự động tăng cao và các khoản chi tiêu của liên bang bị cắt giảm, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Và hiện không ai có thể bảo đảm thỏa thuận sẽ đạt được trước thời hạn hạn chót vào cuối năm. Thông tín viên VOA Michael Bowman tại thủ đô Washington ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Với 4 tuần lễ trước khi chế độ thắt lưng buộc bụng sẽ gây tác động mạnh đối với tăng trưởng kinh tế đang còn mong manh của Mỹ, Chủ tịch Hạ viện, Dân biểu đảng Cộng hòa John Boehner nói rằng Hoa kỳ, thực sự, có thể ra khỏi bờ vực tài chính.

Trong chương trình truyền hình Fox News Sunday, Chủ tịch Boehner nói có một cơ hội rõ rệt và ông quyết tâm giải quyết vấn đề nợ nần.

Cũng trong chương trình này, khi được hỏi là liệu có bảo đảm sẽ đạt được một thỏa thuận về vấn đề này hay không, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói rằng ông không thể hứa điều đó. Đó là một quyết định nằm trong tay khối Cộng hòa.

Tuần trước ông Geithner đã gặp các nhà lãnh đạo của quốc hội, để trình bày kế hoạch của chính quyền Tổng thống Obama nhằm để tránh rơi xuống bờ vực tài chính.

Kế hoạch đề nghị tăng thuế thành phần giàu, gia tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, triển hạn trợ cấp thất nghiệp của liên bang, cắt xén các chi phí từ chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ cho người về hưu, và khóa các khoản tiết kiệm dự phóng từ việc kết thúc cuộc chiến Afghanistan.

Nhưng Chủ tịch Hạ viện Boehner cho rằng “đó không phải là một đề nghị nghiêm túc.”

Ông nói rằng kế hoạch của chính quyền tăng thuế rất nhiều mà không thực sự cắt giảm chi tiêu.

Ông Boehner nói Tổng thống yêu cầu số một ngân khoản thu mới là 1,6 ngàn tỷ đôla trong thời gian 10 năm. Ông lại có số chi tiêu để kích thích kinh tế vượt quá các khoản cắt giảm mới mà ông sẵn sàng duyệt xét. Nếu giao cho Tổng thống khoản thu mới 1,6 ngàn tỷ, quý vị nghĩ xem ông sẽ làm gì với số tiền đó? Ông sẽ chi xài nó. Đó là việc mà Washington làm.

Câu trả lời của Bộ trưởng Tài chính Geithner về vấn đề này như thế nào? Nếu khối Cộng hòa muốn một thỏa thuận khác, họ nên đưa ra đề nghị đối lại với các khoản cắt giảm chi tiêu nhiều hơn mà họ muốn.

Bộ trưởng Geithner cho rằng nếu khối Cộng hòa muốn đi xa hơn các cải cách này, hoặc họ muốn làm khác thì họ nên cho biết họ muốn làm như thế nào.

Ông Geithner nói rằng nếu các cuộc thương thảo thất bại thì sẽ là do sự thiếu uyển chuyển của đảng Cộng hòa.

Theo ông Geithner, lý do duy nhất điều đó sẽ xảy ra là nếu một nhóm đại biểu quốc hội quyết định ngăn chặn một thỏa thuận vì họ muốn kéo dài mức thuế thấp hơn cho giới giàu mà chúng ta không thể đáp ứng được.

Ðảng Cộng hòa phản hồi rằng điều ngăn chặn việc đạt thỏa thuận là vì Tổng thống Obama nhất mực đòi tăng mức thuế mà không có những cam kết giảm chi tiêu đáng kể.

Chủ tịch Hạ viện Boehner nói rằng các cuộc thương thảo đang bị đình trệ.

Ông Boehner nói ngay lúc này đây mọi sự không đi đến đâu hết. Dứt khoát là không đi đến đâu.

Chỉ diễn ra có một buổi họp trực tiếp về vấn đề nợ giữa Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo quốc hội từ sau cuộc bầu cử hồi tháng trước. Trong các tuần lễ sau đó, các giới chức Tòa Bạch Ốc và Quốc hội đã thương thảo nhằm thu ngắn các bất đồng mang tính đảng phái.

Thâm hụt ngân sách liên bang mỗi năm của Hoa Kỳ lên đến trên 1 ngàn tỷ đôla, và nợ quốc gia lên hơn 16 ngàn tỷ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG