Đường dẫn truy cập

8 nhà hoạt động chống tham nhũng bị bắt ở Trung Quốc


Ngay sau khi ông Tập Cận Bình bắt đầu tiếp nhận quyền hành, đã có những lời kêu gọi nổi lên trở lại đòi các giới chức công khai tài sản.
Ngay sau khi ông Tập Cận Bình bắt đầu tiếp nhận quyền hành, đã có những lời kêu gọi nổi lên trở lại đòi các giới chức công khai tài sản.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ 8 nhà hoạt động chống tham nhũng vì đã tham gia vào một cuộc vận động thu thập chữ ký kêu gọi các giới chức chính phủ trung ương công khai tài sản. Mặc dù có sự ủng hộ rộng rãi của công chúng đối với các giới chức công bố thông tin như vậy, các nỗ lực của chính phủ quản bá chính sách này dường như đã chậm lại.

Các luật sư về nhân quyền ở Bắc Kinh nói 8 nhà hoạt động đã bị câu lưu trong mấy ngày vừa qua vì bị nghi là tụ họp bất hợp pháp.

Nhà chức trách đã tịch thu các máy vi tính xách tay, các máy thu hình video, điện thoại di động và các vật dụng khác của họ.

Ông Đinh Gia Hỷ, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, đã bị bắt giữ hồi khuya thứ tư, theo tin của luật sư nhân quyền đồng sự của ông là Lý Phương Bình.

Ông Lý cho biết đêm qua, khoảng 7 giờ tối, gia đình ông Ðinh đã nhận được thông báo chính thức của công an ở Bắc Kinh nói rằng ông ấy hiện đang bị giam giữ hành chính.

Ông Ðinh Gia Hỷ và các nhà hoạt động khác, tất cả đều là thành viên của Phong trào Công dân Mới, đang bị giữ tại một trại giam ở Bắc Kinh. Ông Lý cho biết một nhà hoạt động đang được điều trị y khoa. Không tiếp xúc được với giới hữu trách tại trại giam để ghi nhận lời bình.

Ông Lý nói các nhà hoạt động đã bị truy tố vì tham gia vào một cuộc vận động đường phố kêu gọi các giới chức công khai tài sàn.

Theo ông Lý, khó mà nói được chuyện gì sẽ xảy ra. Giam giữ hành chính có thể kéo dài đến 37 ngày. Sau đó sẽ có một cuộc điều tra và một vụ xét xử. Tất cả các thủ tục này sẽ kéo dài bao lâu còn tuỳ thuộc vào mức quan trọng họ gán cho vụ việc.

Ông Hứa Chí Vĩnh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng khác ở Trung Quốc, là người sáng lập Phong trào Công dân Mới, một nhóm mưu tìm việc quảng bá công lý xã hội và cải cách chính trị pháp lý. Ông đang bị quản chế tại gia và hôm nay đã nói chuyện với đài VOA:

Ông Hứa nói cho đến hôm qua, đã có 8 người ủng hộ việc các giới chức công khai tài sản bị bắt. Họ bị cáo buộc về tội tụ tập bất hợp pháp, nhưng theo ông thì điều đó là không hợp luật, bởi vì công dân có quyền hội họp và biểu tình một cách tự do.

Ông Hứa cho hay các nhà hoạt động khác cũng bị xách nhiễu. Ông nói sự kiện này sẽ không ngăn họ đưa ra đòi hỏi, mà ông nói là hoàn toàn bình thường.

Theo ông Hứa, đó là xu hướng của thời đại và chính quyền văn minh đều yêu cầu công khai tài sản. Ở Trung Quốc, đó là một bí mật và họ không để cho công dân được có thông tin, thực là điều không bình thường chút nào.

Hơn 7.000 nhà hoạt động, học giả, luật sư và doanh gia Trung Quốc đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư được phát động hồi năm ngoái. Ngay sau khi ông Tập Cận Bình bắt đầu tiếp nhận quyền hành, đã có những lời kêu gọi nổi lên trở lại đòi các giới chức công khai tài sản.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết sẽ theo đuổi các giới chức tham nhũng, cho dù ở cấp bực cao đến đâu. Nhiều người coi việc công khai tài sản là một cách để ngăn chặn vấn đề tham những của công.

Ba quận hạt ở tỉnh Quảng Ðông miền nam được cho là đã bắt đầu yêu cầu các giới chức công khai tài sản trong tháng trước, nhưng chương trình đó nay dường như đã bị gác lại.

Ông Nghê Tinh, một giáo sư tại trường Ðại học Trung Sơn ở thành phố Quảng Châu miền nam nói rằng mặc dầu có sự bàn bạc về việc khởi sự các chương trình công khai tài sản trong tháng trước, tất cả đều vẫn dậm chân tại chỗ.

Ông Nghê nói thậm chí vài tuần trước, Quảng Châu đã đưa ra đề nghị sẽ chọn một cách ngẫu nhiên 15% các giới chức để công khai tài sản. Nhưng mới đây, đã không thấy ai đề cập đến vấn đề công khai tài sản nữa.

Ông Ni nói ông nghĩ rằng đảng Cộng sản muốn giữ cuộc chiến chống tham những nằm bên trong hệ thống. Ðảng yêu cầu chính quyền hữu hiệu nhưng lại không muốn trưng bày cho công chúng và bị đặt dưới áp lực của công chúng phải cải tổ.

Ðảng Cộng sản nói cuộc chiến chống tham nhũng là một cuộc tranh đấu sống còn, nhưng không muốn cho công chúng được đóng góp nhiều ý kiến trong tiến trình đó và nhấn mạnh rằng quyền chống tham nhũng phải nằm trong tay của chính họ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG