Đường dẫn truy cập

Sứ quán Mỹ ở TQ ngưng đối thoại với người dân qua truyền thông xã hội


Umufasha wa perezida wa Amerika Donald Trump, Melania Trump, aho yashika ku kibuga c&#39;indege mpuzamakungu ca Lilongwe muri Malawi kuri uno wa kane igenekerezo rya 4/10/2018<br />
&nbsp;
Umufasha wa perezida wa Amerika Donald Trump, Melania Trump, aho yashika ku kibuga c&#39;indege mpuzamakungu ca Lilongwe muri Malawi kuri uno wa kane igenekerezo rya 4/10/2018<br /> &nbsp;

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh đã tạm ngưng cuộc đối thoại với người dân Trung Quốc qua mạng xã hội, sau khi nỗ lực ngoại giao mới nhất của họ bị Trung Quốc ngăn chận hồi trung tuần tháng này mà không giải thích lý do.

Trong một thông báo gởi cho đài VOA, văn phòng báo chí của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh nói “chúng tôi không có kế hoạch cụ thể nào để loan báo vào thời điểm này” về nỗ lực giao tiếp mới với dân chúng Trung Quốc thông qua truyền thông xã hội.

Trong nỗ lực giao tiếp bắt đầu hồi hạ tuần tháng tư, 4 nhà ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh đã thông qua trang mạng hỏi đáp Zhihu của Trung Quốc để trả lời những câu hỏi của mọi người về cuộc sống ở Mỹ.

Một phiên bản lưu trữ của trang web “Khám phá nước Mỹ” cho thấy những câu trả lời đã có được 1 triệu lượt xem trước khi bị xoá vào ngày 17 tháng 5. Trong cùng ngày đó, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Trung Quốc cho biết trên truyền thông xã hội rằng những người sử dụng mạng ở Trung Quốc không hài lòng trước việc các nhà ngoại giao Mỹ tìm cách phơi bày một hình ảnh tốt đẹp của nước Mỹ trong trận chiến dư luận ở Trung Quốc.

Quan tâm của Mỹ

Trong nỗ lực giao tiếp bắt đầu hồi hạ tuần tháng tư, 4 nhà ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh đã thông qua trang mạng hỏi đáp Zhihu của Trung Quốc để trả lời những câu hỏi của mọi người về cuộc sống ở Mỹ.
Trong nỗ lực giao tiếp bắt đầu hồi hạ tuần tháng tư, 4 nhà ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh đã thông qua trang mạng hỏi đáp Zhihu của Trung Quốc để trả lời những câu hỏi của mọi người về cuộc sống ở Mỹ.

Sứ quán Mỹ bày tỏ thất vọng trước việc trang web Hỏi Đáp bị đóng và nói rằng thông điệp đó đã được chuyển tới giới hữu trách Trung Quốc. Họ nói với đài VOA rằng “Chúng tôi mong có cơ hội tham gia những cuộc đối thoại chân thực về những vấn đề và những ý tưởng mà người dân Trung Quốc và người dân Hoa Kỳ quan tâm.”

Bắc Kinh không chịu bình luận trực tiếp về lời than phiền của Mỹ. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 5 tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho đăng một bài bình luận với một thông điệp lẫn lộn. Bài bình luận nói các giới chức quản lý nhà nước Trung Quốc về internet không cần phải “lo lắng quá độ” về những ngôn từ do Mỹ đưa ra. Bài viết này cũng cảnh báo sứ quán Mỹ không để cho nhân viên của mình “tích cực quá độ” trong việc tìm cách ảnh hưởng tới dư luận ở Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, ông David Wertime, biên tập viên cấp cao của tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy), nói rằng các nhà ngoại giao Mỹ có thể làm gì trên truyền thông xã hội là một vấn đề không rõ ràng vì Trung Quốc chưa luật hoá chủ trương của họ về vấn đề này.

Thiếu rõ ràng

Trung Quốc thường xuyên ngăn chận các trang tin tức khi nhận thấy những nội dung mà họ cho là nhạy cảm đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc thường xuyên ngăn chận các trang tin tức khi nhận thấy những nội dung mà họ cho là nhạy cảm đối với Bắc Kinh.

Ông Wertime nói sự mơ hồ về luật lệ như vậy có lợi cho chính phủ Trung Quốc “bởi vì nó bảo đảm một mức độ tự kiểm duyệt mà trong một số trường hợp vượt khỏi những gì mà giới hữu trách có thể thật sự đòi hỏi.”
Ông Wertime cho biết ông nghĩ rằng một người nào đó của trang mạng Zhihu có lẽ đã xoá trang web Hỏi Đáp của sứ quán Mỹ như một hành động tự kiểm duyệt.

Ông nói “Một điều mà tôi có thể nói một cách chắc chắn là một số công ty internet tư nhân rất lo lắng về vấn đề chuyện gì là được và chuyện gì là không được. Đương nhiên là một tổ chức như Zhihu không muốn gây nguy hại, hoặc làm những gì mà họ cảm thấy sẽ gây nguy hại, cho sự tồn tại của mình.”

Đại công ty Facebook của Mỹ rõ ràng là không cho thấy một sự lo ngại nào đối với việc các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ dùng Facebook để giao tiếp với dân chúng nước Mỹ. Các nhà ngoại giao này quản trị một trang Facebook của toà Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco.

Giao tiếp với người Mỹ qua mạng internet

Trong một số những bài viết mới nhất, trang Facebook của Toà Tổng Lãnh sự Trung Quốc đã đăng hình ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Washington, chủ trì một buổi trình diễn âm nhạc để vinh danh hai nữ thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ Ruth Bader Ginsburg và Sonia Sotomayor. Họ cũng đăng tải những thông điệp chính trị như “Trung Quốc có những quyền lịch sử không thể tranh cãi ở Biển Đông.”

Ông Wertime cho biết ông không thấy chính phủ Mỹ bày tỏ quan tâm nào về những bài viết của các nhà ngoại giao Trung Quốc trên Facebook.

Ông nói “Hiển nhiên là ở nước Mỹ chúng ta có những sự bảo vệ chặt chẽ hơn nhiều cho tự do ngôn luận, những sự bảo vệ được nới rộng cho những người không phải là công dân. Và chúng ta có những giá trị khác được phản ảnh trong chế độ pháp luật của mình. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên về việc các nhà ngoại giao nước ngoài được tự do hoạt động nhiều hơn ở đây so với Trung Quốc.”

Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington không phúc đáp những câu hỏi của VOA về mục tiêu của những hoạt động trên truyền thông xã hội của các nhà ngoại giao của họ.

Bắc Kinh không chỉ đưa các nhà ngoại giao của họ lên Facebook. Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đã dùng Facebook và đạt những kết quả tốt. Các trang Facebook của tờ Nhân dân nhật báo, Tân Hoa Xã, Trung Quốc Nhật báo và Hoàn cầu Thời báo có tổng cộng 33 triệu người theo dõi thường xuyên.

Những tiêu chuẩn khác nhau

Ông Wertime nói những trang mạng tin tức của Trung Quốc đã hưởng lợi nhờ nền văn hoá khoan dung của Mỹ và quyền tự do ngôn luận mà Trung Quốc không có. Ông nói “Một số người đã nêu ra sự khác biệt này và đề nghị chúng ta không nên dễ dãi như vậy đối với các cơ quan của chính phủ Trung Quốc hoạt động ở Mỹ.”

Trung Quốc không dành cho các trang mạng của truyền thông Mỹ một sự tự do như vậy và họ thường xuyên ngăn chận các trang tin tức khi nhận thấy những nội dung mà họ cho là nhạy cảm đối với Bắc Kinh.

Ông Wertime cho biết giới lãnh đạo Trung Quốc dường như không lo ngại là Mỹ nghĩ rằng họ áp dụng tiêu chuẩn đôi.

Ông nói “Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới việc duy trì quyền kiểm soát và sự ổn định. Và khi bị chỉ trích họ có thể nói ‘Đúng vậy. Chúng tôi có hai tiêu chuẩn. Quí vị có luật lệ của quí vị ở Mỹ. Chúng tôi có luật lệ của chúng tôi ở Trung Quốc. Và quí vị phải tuân thủ luật lệ của chúng tôi khi quí vị hoạt động ở Trung Quốc.’ Tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây là tuân thủ luật lệ qui định của Trung Quốc là một việc không rõ ràng, bởi vì những luật lệ qui định đó bị cố tình làm cho không rõ ràng. Đó là một sự mơ hồ có tính chất chiến lược.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG